Dầu thô – Sự trở lại của nguồn Năng lượng vô giá

Dầu thô là gì ?

Dầu thô là một trong những nguồn năng lượng quan trọng hàng đầu thế giới và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Giá trị của dầu phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của những sản phẩm xăng dầu tinh chế đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải như các loại phương tiện giao thông, nhiên liệu máy bay hay dầu đốt lò sưởi,…

Dầu thô chiếm 33% tổng năng lượng được tiêu thụ từ các hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong khi con số đó là 22% đối với khí ga và 28% đối với than đá.

Giá Dầu hòa vốn trung bình tại các Quốc gia trên thế giới (điểm vàng) thể hiện đất nước cần bao nhiền để sản xuất 1 thùng dầu.

  • Ả Rập – Xê – Út và Iran thường là các Quốc gia dẫn Dầu với giá dầu hòa vốn trung bình rơi vào 9 – 10$ / thùng.
  • Việt Nam có giá dầu hòa vốn trung bình khá cao rơi vào khoảng 50$ / thùng

Tuy nhiên đổi ngược lại, các Quốc gia như Ả Rập – Xê – Út hay Iran có giá Dầu hòa vốn tài khóa trung bình rất cao rơi vào khoảng 80 – 160$. Điều này tránh cho việc các Quốc gia có giá Dầu hòa vốn trung bình thấp chiếm lĩnh độc quyền thị trường Dầu mỏ của thế giới

Top 10 nước sản xuất Dầu thô lớn nhất thế giới

Mỹ luôn là Quốc gia đứng đầu trong sản xuất cũng như tiêu thụ Dầu thô nên nguồn cung và cầu của Mỹ sẽ gây ra tác động lớn đến giá dầu chung toàn cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu từ các nước Châu Á đang đang ngày một tăng lên như Trung Quốc hay Ấn Độ cũng sẽ là các Quốc gia có tác động mạnh đến nhu cầu chung.

Top 10 nước tiêu thụ Dầu thô lớn nhất thế giới

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá

YẾU TỐ TỪ NGUỒN CUNG
  • Sự ngừng hoạt động hoặc bảo trì của các nhà máy lọc dầu
  • Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC
  • Địa chính trị: chiến tranh, xung đột,…

SỰ NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY LỌC DẦU

Tính đến năm 2020, Mỹ có tổng cộng 135 nhà máy lọc dầu và luôn là nước nằm trong top đầu về số lượng nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới

Tính đến cuối năm 2020,Việc đóng cửa nhà máy lọc dầu trên toàn cầu đã khiến công suất toàn thế giới giảm hơn 2 triệu thùng / ngày tuy nhiên riêng Mỹ chiếm 1.2 triệu thùng/ngày.

Độ trễ thời gian của giá cả và nhà máy lọc dầu

Khi giá dầu tăng hoặc giảm đột ngột, sản lượng không phản ứng ngay lập tức mà thường có độ trễ khoảng 4 – 6 tháng. Nguyên nhân đến từ việc các dự án lớn thường mất khá nhiều thời gian và nguồn vốn để triển khai giải thích cho lí do vì sao sản lượng vẫn tiếp tục tăng khi giá đột ngột giảm và ngược lại.

Theo EIA, vào giữa năm 2020, số lượng nhà máy lọc dầu của Mỹ đã giảm sâu và Trung Quốc lần đầu có số lượng nhà máy lọc dầu hoạt động cao hơn Mỹ. Điều này đến từ việc quốc gia Châu Á làm tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh dẫn đến nhu cầu tăng cao trở lại trong thời gian ngắn.

TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU VÀ CUNG CẤP DẦU OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là 1 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nguồn cung của dầu trên thị trường thông qua những báo cáo về việc tăng hoặc giảm sản lượng trong tương lai.

Năm 2016, các nước OPEC đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng khiến cho giá dầu tăng mạnh cho đến cuối năm 2019. Trong đó, Dầu thô WTI tăng từ $43 lên $74/thùng và Dầu thô Brent tăng gấp đôi lên hơn $80/thùng

Ngoài ra những thông báo từ các nước sản xuất và cung cấp dầu lớn khác trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc,… cũng ảnh hưởng nhiều tới giá của Dầu thô 

ĐỊA CHÍNH TRỊ

Điều này đặc biệt đúng đối với các cuộc xung đột giữa các quốc gia Trung Đông, những quốc gia vẫn chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới.

YẾU TỐ TỪ NHU CẦU 
  • Tính thời vụ
  • Các nhà tiêu thụ dầu
  • Tương quan và tăng trưởng toàn cầu
  • Các nguồn năng lượng thay thế

TÍNH THỜI VỤ

Giá dầu thường bắt đầu ở mức khá thấp vào đầu năm sau đó tăng dần và đạt đỉnh vào các tháng mùa hè khi nhu cầu đi lại tăng cao và sau đó giảm dần cho đến cuối năm.

Thiên nhiên cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng cần xem xét:
Giá dầu thường có sự tăng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các cơn bão có thể làm các nhà máy lọc dầu phải sơ tán đặc biệt ở khu vực Vịnh – nơi có mật độ các cơn bão nhiều hơn trên đất liền. Tuy nhiên, các đợt ảnh hưởng này thường có tác động đến giá trong thời gian ngắn và nhanh chóng quay trở lại bình thường.

CÁC NƯỚC TIÊU THỤ DẦU

Ngoài những nước Trung Đông, Nga, Canada, Venezuela và Na Uy, hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều nhập khẩu năng lượng ròng, lớn nhất là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Do đó, giá dầu thấp là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của họ.

Kể từ năm 2005 trở đi, phần lớn tăng trưởng GDP của thế giới đến từ các thị trường mới nổi, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trên thực tế, tiêu thụ xăng dầu ở các nước không thuộc OECD lần đầu tiên vượt quá các nước OECD vào năm 2014.

Điều đó đang thể hiện rằng giá dầu đang có xu hướng dịch chuyển nhiều sang các quốc gia Châu Á và mức độ nhu cầu từ khu vực này sẽ có tác động lớn đến cung và cầu trong tương lai.

Những sự kiện mang tính chất vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng là một trong yếu tố chính tác động đến giá Dầu thô.

Các cuộc suy thoái trong quá khứ tác động khá mạnh, làm giá Dầu thô giảm sâu trong khoảng thời gian
khá dài trước khi có sự hồi phục trở lại.

SỰ TƯƠNG QUAN TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN CẦU

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á (1998) và toàn cầu (2008) đã cho thấy rõ nét sự tụt giảm mạnh mẽ của giá Dầu. Bên cạnh đó các gói “nới lỏng định lượng” đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục của giá Dầu toàn cầu

Giống như tất cả các mặt hàng giao dịch toàn cầu, dầu thô được tính bằng đô la Mỹ. Do đó, giá cả hàng hóa có tương quan nghịch với đồng Đô La, thường tăng khi đồng Đô la suy yếu và giảm khi đồng Đô la mạnh lên.

CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG THAY THẾ

Bên cạnh Dầu thô, các nguồn năng lượng thay thế như Than đá hay Khí ga tự nhiên cũng là một trong những yếu tố chính tác động đến giá Dầu.

Theo EIA, kỳ vọng rằng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Mỹ sẽ đạt trung bình 82,6 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf / d) vào năm 2021, giảm 0,7% so với năm 2020, do các nhà máy phát điện chuyển sang than từ tự nhiên do giá khí đốt tự nhiên tăng.

Nhu cầu đối với các loại nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên đáng kể vào năm 2021, đặc biệt với than tăng trên mức của năm 2019. Hơn 80% dự báo tăng trưởng nhu cầu than vào năm 2021 đến từ châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc. Việc sử dụng than ở Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đang tăng lên nhưng sẽ vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khủng hoảng. Dầu cũng đang phục hồi mạnh mẽ nhưng dự kiến ​​sẽ ở dưới mức đỉnh năm 2019, do lĩnh vực hàng không vẫn chịu áp lực.

Nhận định và phân tích xu hướng

CÁC TIN TỨC GẦN ĐÂY
Các dự báo về tăng trưởng kinh tế của nhiều nguồn đều cho tín hiệu lạc quan trong năm nay khi sự hồi phục của một số Quốc gia sau đại dịch rất tốt dẫn đầu ở các nhóm nước Châu Á

2021 bắt đầu với những đợt lây nhiễm COVID-19 mới, đòi hỏi các biện pháp ngăn chặn mới ở nhiều nền kinh tế OECD. Ấn Độ, quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về nhập khẩu dầu thô trong thời gian gần đã tăng rất mạnh về số ca nhiễm (hơn 300,000 ca/ngày) nên việc đi lại trong nội địa đã giảm đi đáng kể. Tính đến ngày 31/3, tổng nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đã giảm xuống 3.97 triệu thùng/ngày, giảm 11.8% so với năm ngoái.
Từ khi đại dịch bùng phát, giá trị của đồng Đô la đã cho thấy một sự tụt giá rất mạnh kể từ tháng 3/2020. Để cải thiện tình hình của người dân trong ngắn hạn, gói kích thích kinh tế $1.9 nghìn tỉ đã được tổng thống Biden ký. Gói kích thích kinh tế hay ‘nới lỏng định lượng’ được đưa ra với mục đích ‘bơm’ tiền vào trong nền kinh tế và kích thích tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đồng Đô la, qua đó Dầu thô cũng được trợ giá khá tốt.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

  • JP Morgan cho biết ​​quyết định của OPEC + sẽ mở ra mức thâm hụt 1,8 triệu thùng / ngày trong vòng 3 tháng tới là một trong những kết quả tốt nhất cho việc hỗ trợ giá và nâng dự báo giá dầu Brent thêm 2 USD lên 3 USD / thùng.
  • Sự gia tăng của dầu có thể sẽ làm gia tăng các căng thẳng trong OPEC + vì một số thành viên sẽ muốn bơm thêm để giải tỏa các nền kinh tế đang chịu áp lực, Citigroup. Các nhà nhập khẩu hàng đầu bao gồm cả những người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ không vui. Theo dự báo của ngân hàng, giá có thể lên tới 70 USD trước cuối tháng này.
  • Các chuyên gia của Goldman Sachs khá tự tin vào đã hồi phục của thị trường khi nguồn cung đang thiếu hụt, tiếp tục nâng dự báo trong 2 Quý tiếp theo lên $5 / thùng, khả năng có thể đạt $75 trong Quý II và $80/thùng trong quý III.
  • Các nhà phân tích của RBC Capital Markets bao gồm Helima Croft cho biết Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đề cao sự thận trọng khi đối mặt với những bất ổn về sự phục hồi, và nhấn mạnh rằng tốt hơn nên sai lầm ở khía cạnh thận trọng hơn là lựa chọn tăng sản lượng không đúng thời điểm

Nhìn chung, dịch bệnh hiện tại đang có dấu hiệu suy giảm ở một số Quốc gia, tuy nhiên với những nước tiêu thụ lớn như Ấn Độ vẫn còn là một thách thức lớn trong khoảng thời gian tới ảnh hưởng đến đà tăng của giá so với trước đại dịch

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Trong biểu đồ tuần ( W ), giá đã break qua khỏi kênh giảm và có dấu hiệu bứt phá trong thời gian tới , các chỉ báo kỹ thuật cũng cho thấy lực mua đang tăng dần ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể đợi thị trường tích luỹ trong giai đoạn tới và về lại các vùng biên trên

Ở góc nhìn ngắn hạn hơn (D), giá đang bám biên tăng khá tốt

Nhiều chuyên gia cho rằng đến cuối năm, giá dầu thô WTI có thể về mức 80USD/thùng. Còn các bạn nghĩ sao, hãy cùng theo dõi với VCT nhé!

(Nguồn: EIA, Tradingview,sưu tầm,..)

Please follow and like us:
Phương Nam

About Phương Nam

Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư - Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866

View all posts by Phương Nam →

2 Comments on “Dầu thô – Sự trở lại của nguồn Năng lượng vô giá”

  1. great put up, very informative. I ponder why the opposite experts of this sector
    do not understand this. You must proceed your writing. I am sure, you’ve a huge readers’ base already!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *