Cao su – Cơ hội bứt phá

Tổng quan về thị trường Cao Su

Định nghĩa

Cao su là một nguyên liệu công nghiệp quan trọng, là một sản phẩm phụ từ thực vật lỏng có tên gọi là mủ cao su.

Cao su được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày – từ săm lốp đến găng tay cao su hay bao cao su. Với ý nghĩa như vậy, cao su là một loại mặt hàng quan trọng, đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu.

Công dụng

Công dụng của cao suMô tả
Lốp xe  Lốp xe ô tô được làm từ 50% cao su tự nhiên, trong khi lốp phi cơ sử dụng 100% cao su tự nhiên.
Các bộ phận khác của xe ô tô  Cao su được sử dụng cho nhiều bộ phận của xe ô tô bao gồm má phanh, miếng đệm, ống mềm và vòng đệm trên cửa sổ, cửa ra vào và kính chắn gió. Cao su cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho túi khí.
Ván sàn                                   Các phòng gym, nhà bếp thương mại, chuồng cho thú nuôi hay sân chơi là một vài trong số các loại sàn thường xuyên được chế tạo từ cao su.
Quần áo  Cao su tự nhiên có tính đàn hồi, được sử dụng trong các loại đồ bơi, quần đùi đi xe đạp và các loại trang phục có chất liệu co giãn khác.
Tẩy  Cao su có thể dùng để tẩy xóa bút chì.
Các công dụng khác  Cao su được sử dụng để sản xuất nhiều thiết bị thông dụng như: Găng tay cao su, chất kết dính, vòng đệm cho các bộ phận cơ khí, các thiết bị tuyển nổi…
Các yếu tố ảnh hưởng ngành công nghiệp cao su:

Nhu cầu từ ngành sản xuất ô tô: Với 75% cao su được sản xuất trên khắp thế giới được sử dụng chỉ riêng cho ngành sản xuất lốp xe. Bên cạnh đó, cao su cũng được sử dụng cho các bộ phận khác của ô tô như phanh, túi khí, thảm xe, ống mềm…

Giá dầu thô: Dầu thô được biết đến như một loại nhiên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu cho hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp hiện đại. Do đó, nếu giá dầu thô tăng cao sẽ khiến cao su tổng hợp trở nên đắt hơn nhiều so với cao su tự nhiên và ngược lại.

Các chính sách thương mại: Việc cao su chỉ được tập trung tại một số quốc gia sẽ khiến cho các chính sách thương mại liên quan tới ngành công nghiệp này tác động đáng kể đến nguồn cung và giá cả. Ở chiều ngược lại, 90% sản lượng cao su toàn cầu được dành cho việc xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc, do đó, quyết định của nhóm này cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường cao su toàn cầu.

Mối tương quan cung – cầu trên toàn thế giới: Do cây cao su có chu kỳ sinh trưởng dài nên những người trồng cao su phải phán đoán rất tốt nhu cầu trong tương lai. Cụ thể, cây cao su mới được trồng sẽ cần thời gian trưởng thành trong 5 – 7 năm nữa mới có thể tiến hành khai thác. Đặc điểm này tiềm ẩn nguy cơ tương đối lớn khiến mất cân đối cung – cầu trên thị trường.

Sức mạnh của đồng USD: Với vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới, sự mạnh/yếu của đồng USD so với các loại tiền tệ khác tác động khá nhiều đến xu hướng chung của giá các loại hàng hóa.

Xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng đến thị trường cao su:
  • Top các quốc gia có sản lượng sản xuất cao su cao nhất:
rubber producing countries OFF 60% - Online Shopping Site for Fashion &  Lifestyle.
  • Top 10 quốc gia xuất khẩu cao su lớn nhất:
  • Top 10 quốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất:

Như vậy, có thể tạm kết luận rằng các quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến giá mặt hàng cao su hiện nay.

Phân tích và nhận định thị trường cao su:

Dự báo triển vọng nguồn cung – cầu trong thời gian tới:

  • Nhu cầu đối với mặt hàng cao su được dự báo tăng trưởng 4.8%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023, sản lượng dự kiến vào năm 2022 dự kiến tăng lên, đạt 17 triệu tấn so với mức 12.43 triệu tấn ở thời điểm năm 2017. Nhu cầu ngày càng lớn từ các ngành công nghiệp sẽ đòi hỏi nhiều sản lượng hơn từ cao su ở Thái Lan và Indonesia. Mặt khác, thị trường cao su ở Malaysia cũng sẽ tăng trưởng tốt do sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm được làm từ cao su như bao cao su và găng tay.
  • Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế chung toàn cầu, đương nhiên không phải là một ngoại lệ đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Doanh số bán xe hồi tháng 3 năm nay đã sụt giảm nghiêm trọng với mức -38% so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên thị trường đã cho thấy sức bật khá tốt của ngành công nghiệp ô tô trong vài tháng trở lại đây khi bắt đầu có dấu hiệu phục hồi để mang lại sự tăng trưởng hàng năm về doanh số bán xe mới trên khắp Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ. BCG dự báo Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đạt 30 triệu xe mới được bán vào năm 2025, ở chiều ngược lại, doanh số bán hàng ở châu Âu và Mỹ nhiều khả năng sẽ chưa thể hồi phục trong thời kỳ của đại dịch COVID. Nói chung, yếu tố tiêu cực đến từ với ngành xe hơi sẽ là một trong những nguyên nhân chính phần nào có thể kìm hãm sự tăng trưởng giá cao su trên thị trường.
  • Bên cạnh yếu tố tiêu cực, bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn mang lại những lợi ích đáng kể với nhu cầu các mặt hàng từ cao su. Ước tính từ Hiệp hội sản xuất găng tay cao su Thái Lan (TRGMA) là nhu cầu đối với găng tay cao su sẽ tăng thêm 10% trong năm 2021 tới. Cùng với Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đang là những nhà sản xuất và xuất khẩu găng tay cao su lớn nhất thế giới, không chỉ phục vụ cho mục đích y tế mà còn cả phi y tế. 
  • Các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, vẫn đã và đang thúc đẩy sự tăng trưởng tổng nhu cầu đối với lốp xe cũng như sản lượng lốp xe ô tô. Trong khi ngành công nghiệp lốp xe đang dần được dịch chuyển qua các quốc gia sản xuất với chi phí thấp sẽ là yếu tố kích thích nhu cầu tích cực đối với sản phẩm này.
  • Cũng nằm trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thế giới đã ghi nhận và chứng kiến Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng dương năm 2020 với mức tăng trưởng cụ thể là 2%. Sang năm 2021, tình hình sẽ còn khả quan hơn khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Trung Quốc sẽ đạt mức tăng 7.9%. Với tư cách là quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, đây sẽ là một tín hiệu lạc quan cho giá cao su trong năm tiếp theo.

Kết luận: Đại dịch COVID-19 khả năng nhiều sẽ không là yếu tố làm giá cao su giảm. Thay vào đó, sự gia tăng nhu cầu các mặt hàng được sản xuất từ cao su trên toàn thế giới nói chung và ở Trung Quốc nói riêng, cũng như triển vọng tích cực đối với giá đồng và dầu thô sẽ là những yếu tố chủ đạo tác động tích cực lên đà tăng của giá cao su trong thời gian sắp tới.

Mối tương quan giữa sản phẩm Cao su và các sản phẩm hàng hóa khác:

Cao su và Đồng: Cao su và kim loại đồng có mối tương quan khá mật thiết với nhau khi cả hai thường là những nguyên liệu được sử dụng kèm với nhau trong các ngành công nghiệp sản xuất lớn mà dễ dàng kể đến nhất là ngành công nghiệp sản xuất ô tô

Do đó, việc đánh giá triển vọng của mặt hàng kim loại đồng trong thời gian tới cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với việc dự báo về tương lai của giá cao su trên thị trường toàn cầu.

Bảng dưới đây cho thấy chu kỳ biến động của giá đồng theo các giai đoạn của từng năm đối với 30 năm, 20 năm, 10 năm và gần nhất là 5 năm trước đây. 

Giá đồng có xu hướng tăng mạnh nhất trong thời kỳ từ giữa tháng 12 đến khoảng đầu tháng 3 năm sau, tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì nhưng có phần suy yếu vào tháng 5. Diễn biến trên khá tương đồng khi theo dõi giá cao su ở trong cùng một chu kỳ.

Cao su và Dầu thô: Tuy không đạt hệ số tương quan lớn như trường hợp giữa giá cao su và giá đồng nhưng dầu thô là nhiên liệu cần thiết cho việc điều chế cao su tổng hợp từ cao su tự nhiên đã được khai thác. Do đó, cũng là rất cần thiết khi các nhà đầu tư giao dịch mặt hàng cao su nên quan tâm tới triển vọng về giá dầu trong giai đoạn tiếp theo sẽ có những diễn biến như thế nào.

Dầu thô là loại hàng hóa có biên độ biến động lớn trong một khoảng thời gian ngắn, do đó diễn biến là khá thất thường. Tuy nhiên, có thể thấy khá rõ, ở cùng chu kỳ như với giá đồng đã nói trên, giá dầu thô tăng khá tích cực trong giai đoạn từ cuối tháng 12 đến khoảng giữa tháng 5 năm sau.

Mặc dù đã bị ảnh hưởng tiêu cực khá lớn do đại dịch COVID-19, giá dầu bắt đầu hồi phục trong thời gian gần đây

Phân tích kỹ thuật

Nhìn vào biểu đồ tuần (W), có thể thấy giá cao su đã phá ra khỏi đường xu hướng giảm từ năm 2011,có sự tăng trở lại vào giai đoạn cuối năm 2020 khi nên kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Giá đang dao động quanh vùng 230 – 290 để tạo tích lũy và khả năng cao sẽ có sự bứt phá vào giai đoạn nửa cuối năm 2021. Nhà đầu tư có thể chờ giá điều chỉnh về vùng hỗ trợ 230 để canh mua và giữ vị thế. Hoặc có thể chờ giá Break qua khỏi vùng 290 rồi canh mua đuổi.

Vùng giá mục tiêu trong năm nay mà VCT đưa ra cho sản phẩm này là khoảng 350. Còn bạn thì thấy xu hướng của sản phẩm này thế nào ?

(Nguồn: COT, Tradingview, Hct, …)

Please follow and like us:
Phương Nam

About Phương Nam

Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư - Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866

View all posts by Phương Nam →

One Comment on “Cao su – Cơ hội bứt phá”

  1. Nice post. I used to be checking continuously this weblog and I am impressed!

    Very useful information specifically the remaining phase 🙂 I take care of such information a lot.
    I used to be seeking this certain information for a
    very long time. Thank you and good luck.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *