Tổng quan sản phảm
Đậu tương (Mã hàng hóa: ZSE/ XB) là một trong số các sản phẩm nông sản được giao dịch phổ biến trên sàn CBOT của Hoa Kỳ, cũng như thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
Đậu tương được trồng như thế nào?
Cây đậu tương phát triển được ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Nông dân bắt đầu gieo hạt thành hàng, sau đó, từ 4 đến 7 ngày, đậu tương sẽ nảy mầm. Mùa vụ trồng đậu tương ở Mỹ từ tháng 5 đến tháng 6 và thời gian thu hoạch là từ tháng 9 khi cây đậu tương rụng lá.
Công dụng
- Sản xuất Khô đậu tương phục vụ thức ăn chăn nuôi (80%)
- Dầu đậu tương ( Hàm lượng từ 18 – 20 % ) , phục vụ đời sống con người
- Sản xuất xăng sinh học Ethanol

Các nước trồng đậu tương nhiều nhất?
Mỹ là nước trồng đậu tương nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 nguồn cung đậu tương toàn cầu. Brazil và Argentina lần lượt là nước trồng nhiều đậu tương lớn thứ 2 và thứ 3 trên thế giới.
Tổng cộng 3 nước này chiếm khoảng 80% nguồn cung đậu tương toàn cầu. Ngoài ra, cũng còn một số nước khác cũng trồng đậu tương như Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Canada, Mexico và các nước Châu Âu.

Các nước xuất – nhập khẩu đậu tương nhiều nhất?
- Brazil là nước hàng đầu về xuất khẩu đậu tương
- Mỹ xếp ở vị trí thứ hai
- Các quốc gia khác thuộc khu vực Nam Mỹ như: Canada,Paraguay, Argentina xếp ngay phía sau

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá đậu tương
Thiên nhiên, thời tiết
- Thời tiết và thiên tai sẽ ảnh hưởng đến năng suất, tiếp đó là ảnh hưởng
tới nguồn cung. Trừ khi thời tiết thuận lợi cho hoạt động sản xuất cũng
như phát triển sản phẩm, còn lại trong điều kiện quá nhiều nắng, quá
khô, quá ẩm, quá nóng hoặc quá lạnh sản lượng nông nghiệp chắc chắn
sẽ bị ảnh hưởng. - Thời tiết thuận lợi > Một vụ mùa bội thu > Cung vượt cầu;
- Ngược lại thời tiết bất lợi > Phá hủy vụ thu hoạch > Thiếu hụt nguồn cung hàng hóa ra
thị trường > Đẩy giá lên cao hơn
Giá trị đồng Đôla
Giống như hầu hết các mặt hàng giao dịch quốc tế, đậu nành được định giá bằng đô la Mỹ.
Khi đồng đô la mạnh lên, điều đó có nghĩa là hàng hóa giao dịch bằng đô la trở nên đắt hơn so với hàng hoá trên các loại tiền tệ. Ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu đậu tương Mỹ > Giảm giá
Đô la suy yếu cũng có thể giảm động lực sản xuất tăng sản lượng của các nhà sản xuất.
Ngược lại, khi đồng đô la suy yếu, giá hàng hóa bằng đô la rẻ hơn > Lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hoá các tiền tệ khác. Tăng nhu cầu đậu tương Mỹ > Tăng giá.
Chính sách ( Thuế, Hiệp định, … )
Đậu tương là mặt hàng nông sản quan trọng, được xuất khẩu sang nhiều nước. Do đó, các hiệp định thương mại hay chính sách thuế quan sẽ có ảnh hưởng nhu cầu xuất/nhập khẩu của từng nước.
Nhu cầu từ Trung Quốc
Với vị thế là quốc gia nhập khẩu đậu tương số 1 trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn tới giá đậu tương. Chú ý tới dữ liệu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc (Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ đậu tương).
Từ năm 1986 đến 2012, sản xuất thịt của Trung Quốc đã tăng 250%. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể tự sản xuất đủ thức ăn chăn nuôi. Do đó nhu cầu nhập khẩu đậu tương là điều thiết yếu.
Giá năng lượng
Năng lượng chiếm một phần đáng kể trong chi phí vận hành của hầu hết các loại cây trồng.
Giá năng lượng tăng cao hơn đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất đậu tương cao hơn và chi phí vận chuyển đậu tương ra thị trường cũng cao hơn.
Nói cách khác, chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất tăng > Giá đậu tương tăng.
Mức dự trữ
Dự trữ (hay còn được gọi là “hàng tồn kho”) đóng vai trò như một “tấm đệm dự phòng” cho cả người sản xuất và người tiêu dùng đậu tương.
Thông thường, lượng dự trữ giảm xảy ra nếu nhu cầu tăng nhanh hơn cung, dẫn đến giá đậu tương cao hơn.
Tuy nhiên, lượng dự trữ giảm có thể khiến thị trường đậu tương dễ bị tổn thương hơn do nguồn cung bị gián đoạn ngoài dự kiến hoặc nhu cầu tăng đột biến.
Chú ý tới dữ liệu dự trữ đậu tương
Đặc tả Hợp Đồng

(Nguồn: USDA)