Giới thiệu chung
Đường là một trong những mặt hàng được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.
Sử dụng Đường như một chất làm ngọt đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, với việc thế giới
đang tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo như Ethanol, tầm quan trọng của Đường ngày càng tăng
trong khu phức hợp năng lượng. Đường được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu cho Ethanol
Trong nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp mềm, bao gồm ca cao, cà phê, bông và nước cam, Đường là sản phẩm có lượng vị thế mở lớn nhất trên Sàn ICE.
Nguồn gốc
Đường là tên gọi chung cho các loại carbohydrate có vị ngọt, dễ hòa tan, được sử dụng nhiều trong thực phẩm
Đường đến từ hai loại cây trồng chính: Củ cải đường và Mía; được trồng ở các vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu
- Củ cải đường: Phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, ẩm ướt hơn.
- Cây Mía: Phát triển mạnh ở những vùng nhiệt đới, ấm áp và đã thống trị thị trường nhiều thế kỷ.
Nơi trồng
- Nam bán cầu: khu vực có các nhà sản xuất MÍA ĐƯỜNG lớn nhất thế giới. Thông thường, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt và thiếu mưa dẫn đến hạn hán, làm giảm khối lượng mía có thể thu hoạch. Tuy nhiên, đây không phải hoàn toàn là tin xấu. Thời tiết như vậy có thể dẫn đến cây Mía nhỏ hơn nhiều; nhưng nhiệt độ khắc nghiệt giúp làm tăng sản lượng đường sucrose từ cây Mía.
- Ở phía bên kia đường xích đạo là Nga và Châu Âu, những khu vực sản xuất Củ Cải Đường lớn nhất. Các điều kiện thời tiết bất lợi như lũ lụt, đóng băng và tuyết rơi khiến cây trồng có nguy cơ phát triển còi cọc
Ảnh hưởng đến cây trồng

Mía Đường
NHIỆT ĐỘ
Cây Miá Đường yêu cầu khí hậu ấm áp. Nhiệt độ từ 70 – 95°F là tốt nhất để trồng mía. Nhiệt độ chỉ dưới mức đóng băng một chút có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí tàn phá Mía Đường
ĐẤT:
ĐẤT
Trồng Mía ở đất thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Đất có hàm lượng Nitơ dư thừa làm cho cây Mía Đường phát triển đáng kể nhưng lại làm giảm lượng Đường của cây
NƯỚC
Cây Mía Đường cần độ ẩm thường xuyên nhưng sẽ không hoạt động tốt nếu bị ẩm quá mức hoặc bị úng trong thời gian dài, đặc biệt là ngay sau khi trồng và cho đến khi chồi Mía vượt khỏi mặt đất.
ÁNH SÁNG
Cây Mía Đường phát triển tốt trong điều kiện ánh nắng đầy đủ.

Củ cải Đường
NHIỆT ĐỘ
Củ cải đường có nguồn gốc từ các vùng khí hậu ôn đới với mùa đông ẩm và ôn hòa; nhiệt độ mùa hè vừa phải. Do đó, trái ngược với mía, Củ cải đường phát triển ở các vùng vĩ độ trung bình (vĩ độ 30 đến 60 ° N).
ĐẤT
Củ cải đường thích nghi tốt với nhiều loại đất. Điều kiện địa lý thích hợp nhất để trồng Củ cải đường là đất có độ sâu, tơi xốp, thoát nước tốt và có một tỷ lệ vôi nhất định trong đó.
NƯỚC
Củ cải đường rất nhạy cảm với phạm vi lượng mưa hàng năm nhất thiết phải vào khoảng 60 đến 65 cm.
Mùa vụ gieo trồng/ thu hoạch

Ở phái Bắc bán cầu, thời gian gieo trồng/thu hoạch rơi vào khoảng từ tháng 9 – tháng 4 năm sau
Ở phái Nam bán cầu, thời gian gieo trồng/thu hoạch rơi vào khoảng từ tháng 5 – tháng 12
Giá đường theo mùa vụ
Tổng quan chung

Các nhà sản xuất chính

Trong niên vụ 2019/2020, sản lượng đường toàn cầu đạt khoảng 166,18 triệu tấn, với 182 triệu tấn dự kiến cho năm 2020 / 2021.1 2 Khoảng 80% lượng đường trên thế giới được sản xuất từ cây mía ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới . 20% còn lại đến từ củ cải đường, được trồng hầu hết ở các vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Tổng cộng có hơn 120 quốc gia sản xuất đường.
Brazil lấy lại vị trí lịch sử là nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới từ Ấn Độ trong niên vụ 2019–2020. Nước này sản xuất 29,93 triệu tấn đường.1 Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo rằng sản lượng đường của Brazil sẽ tăng hơn 40% lên hơn 42 triệu tấn trong giai đoạn 2020–2021
Ấn Độ tụt lại vị trí thứ hai về sản lượng đường trong giai đoạn 2019–2020, suýt mất vị trí đầu bảng vào tay Brazil. Nền kinh tế Ấn Độ sản xuất 28,9 triệu tấn đường.1 Con số này chiếm khoảng 17% tổng sản lượng đường 166,18 triệu tấn của thế giới. Sản lượng đường của Ấn Độ giảm so với năm 2018/2019. Tuy nhiên, nước này dự kiến sản lượng đường sẽ tăng 17% cho năm 2020 / 2021.2 Hơn nữa, tiêu thụ đường nội địa của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt kỷ lục mới 28,5 triệu tấn.
Mặc dù là tập hợp kinh tế và chính trị của các quốc gia riêng lẻ thay vì một quốc gia duy nhất, Liên minh châu Âu (EU) là nhà sản xuất đường lớn thứ ba. Trong niên vụ 2019/2020, EU sản xuất 17,25 triệu tấn đường.1 Đây thực sự là nhà sản xuất đường củ cải lớn nhất thế giới, chiếm 20% tổng sản lượng đường thế giới.
Trung Quốc sản xuất 10,2 triệu tấn đường trong giai đoạn 2019–2020.1 Mặc dù Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới, nhưng lại là nhà nhập khẩu ròng đường. Nhu cầu về đường của nước này đã tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua. Trong lịch sử, có một khoảng cách lớn giữa giá nội địa do chính phủ Trung Quốc giữ ở mức cao để hỗ trợ nông dân và giá đường quốc tế giảm.
Các nhà nhập khẩu chính


Tổng giá trị nhập khẩu đường trên toàn cầu là 25,1 tỷ USD vào năm 2020.
Nhìn chung, giá trị nhập khẩu đường của tất cả các nước mua đều giảm trung bình -10,6% kể từ năm 2016 khi lượng đường mua vào trị giá 28,1 tỷ USD. Qua từng năm, giá trị đường nhập khẩu tăng 13,3% trong giai đoạn 2019-2020. 5 nước nhập khẩu đường lớn nhất là Hoa Kỳ, Indonesia, Trung Quốc, Ý và Malaysia. Kết hợp lại, các nhà nhập khẩu đường lớn này đã tạo ra 29,3% doanh số bán đường toàn cầu vào năm 2020.
Từ góc độ châu lục, các nước châu Á tiêu thụ lượng đường nhập khẩu cao nhất trong năm 2020 với lượng mua trị giá 12,1 tỷ USD hay 48,2% tổng lượng đường toàn cầu. Ở vị trí thứ hai là các nhà nhập khẩu châu Phi với 20,2% trong khi 17,2% lượng đường nhập khẩu trên toàn thế giới được chuyển đến châu Âu.
Chu kỳ của Đường

Nhìn vào giá đường thế giới trong 50 năm qua, giá Đường chứng kiến 1 chu kỳ thường 5 đến 6 năm lặp lại:
1. Chu kỳ giá Đường thường được coi là phản ánh tính chất lâu năm của cây Mía:
Trên phương diện cung ứng, phản ứng của nông dân gieo trồng (và các nhà xay xát) trước những thay thay đổi của giá thị trường thế giới sẽ bị chậm và có độ trễ.
2. Phản ứng từ phía nguồn cung ứng có độ trễ cũng là dấu hiệu cho sự can thiệp của chính phủ ở nhiều quốc gia nhằm giảm sự nhạy cảm của giá thành nội địa so với giá thị trường thế giới ở các mức độ khác nhau
3. Thặng dư toàn cầu hình thành trong vài năm sẽ khiến giá thường giảm xuống mức thấp, không đủ thu hút các các khoản đầu tư mới vào nguồn cung ứng
4. Giá tăng trở lại khi nhu cầu đường toàn cầu tăng đều đặn cho đến thời điểm nhu cầu cuối cùng được đáp ứng với khả năng cung ứng mới (khi mà việc đầu tư vào việc sản xuất, xay sát Mía/Củ cải đường thấp đi)
➢ Thời kỳ THÂM HỤT đường toàn cầu.
5. Chu kỳ giá cả thường đi theo kèm với mô hình:
✓ 3 – 4 năm giai đoạn THẶNG DƯ
✓ sau đó là 2 năm THÂM HỤT

Các nhân tố ảnh hưởng
Dự trữ
Như với tất cả các loại hàng hóa, DỰ TRỮ THẤP cho thấy NHU CẦU MẠNH, NGUỒN CUNG YẾU hoặc sự kết hợp của cả hai.
Ngoài ra, trữ lượng thấp cung cấp rất ít “vùng đệm” trong trường hợp hoạt động thu hoạch, nguồn cung ứng trong tương lai bị gián đoạn.
Không giống như dầu mỏ hoặc đồng, nơi giếng hoặc mỏ có thể bị đóng cửa khi giá trượt xuống dưới giá thành sản xuất, các nhà máy Mía Đường không thể chỉ để mía trên ruộng, cũng như không có khả năng dự trữ đường mà họ làm ra cho đến khi giá tăng lên. Với chu kỳ cung ứng dài như vậy, nếu các vấn đề xảy ra trên đường đến hoặc tại kho (ví dụ như do hỏa hoạn hoặc chậm trễ vận chuyển) thì điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cả.
DỰ TRỮ GIẢM ➢ HỖ TRỢ GIÁ DỰ TRỮ TĂNG ➢ ÁP LỰC LÊN GIÁ
Đồng Real Brazil
Brazil là nhà sản xuất và xuất khẩu mía đường hàng đầu thế giới, giá Đường thô có tương quan chặt chẽ với chi phí sản xuất của Brazil

Chi phí sản xuất nội địa bao gồm: gieo trồng, xay xát, nhân công và vận chuyển Đường được tính bằng đồng nội tệ – “Real” Trong khi đó, Hợp đồng tương lai ICE định giá đường theo Đô la Mỹ ($).
GIÁ TRỊ ĐỒNG REAL BRAZIL (BRL/USD) CÓ TƯƠNG QUAN CÙNG CHIỀU VỚI GIÁ ĐƯỜNG
Ethanol
Đường và Ethanol là hai mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với nhau do đều được sản xuất từ Mía Đường.
- Tỷ lệ Đường so với Ethanol được gọi là ‘hỗn hợp đường’ (Sugar Mix)
- Mỗi nhà máy có tính linh hoạt, hoặc lượng có thể phân bổ cho đường hoặc etanol, dao động từ 50/50 đến khoảng 80% Đường và 20% Ethanol.
- Theo ước tính, dao động từ tối thiểu đến tối đa của tỷ lệ này có thể làm giảm hoặc thêm 10 triệu tấn vào thị trường Đường thế giới

Thị trường Ethanol chịu ảnh hưởng từ thị trường Đường chủ yếu do các sản phẩm phụ từ Đường được sử dụng để sản xuất Ethanol. Vì vậy, khi nhu cầu về Ethanol làm từ Mía Đường tăng lên, giá Đường cũng có thể tăng lên.
Việc tăng cường sản xuất và sử dụng Ethanol đã tạo ra một nguồn thu bổ sung cho các nhà sản xuất và chế biến Mía đường, tạo thêm sự linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa sản xuất Đường và ethanol tùy thuộc vào điều kiện thị trường và cho phép ngành Mía đường Brazil nói chung phát triển.

Giá Ethanol GIẢM:
➢ Nhu cầu về Mía Đường để sản xuất Ethanol GIẢM.
➢ Khả năng gây ra tình trạng DƯ CUNG đường thô.
➢ Lượng đường thô dồi dào sẽ khiến giá Đường GIẢM
GIÁ ETHANO TĂNG ➢HỖ TRỢ GIÁ ĐƯỜNG GIÁ ETHANO GIẢM ➢ÁP LỰC LÊN GIÁ ĐƯỜNG
Thời tiết
Trong khi thời tiết khô ấm là quan trọng đối với sự phát triển của cây mía, hạn hán ở Brazil có thể gây thiệt hại đặc biệt cho nông dân trồng mía, khiến chu kỳ sản xuất diễn ra chậm hơn.
Trong khi đó, thời tiết ẩm ướt gây trở ngại cho việc thu hoạch mía, làm chậm việc đưa Đường ra thị trường và có nguy cơ gây thiệt hại cho vụ mùa. Thời tiết ẩm ướt cũng làm giảm hàm lượng đường của mía, đặc biệt nếu nó xảy ra vào cuối vụ ép, tức là khi các nhà máy đang chế biến mía.
“ CÁC TRỤC TRẶC TRONG CHU KỲ SẢN XUẤT DO ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT LÀ MỘT YẾU TỐ THÚC ĐẨY GIÁ ĐƯỜNG ”
Đối với đường mía thô, các khu vực trồng và xuất khẩu mía hàng đầu đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi El Niño quét qua các nước – có thể sẽ biến động giá

Sản lượng của Brazil bị hạn chế do công suất ép mía giảm, một thách thức cộng thêm bởi sự chậm trễ trong thu hoạch do thời tiết ẩm ướt và ATR (hàm lượng đường trên một tấn mía) bị pha loãng.
Ở Ấn Độ, El Niño cho đến nay đã giảm bớt mưa gió mùa và sản xuất mía liên quan, nhưng mực nước hồ chứa vẫn đủ để cung cấp đủ nước cho nông dân. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo rằng một đợt El Niño nghiêm trọng có thể hạn chế việc trồng rừng vào mùa sau.
Lạm phát
Trong lịch sử, Đường cho thấy mối tương quan đáng kể với tỷ lệ lạm phát
Trên thực tế, Hợp đồng tương lai Đường được coi là một công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát.
Trong môi trường lạm phát, Hợp đồng tương lai Đường sẽ hoạt động tương đối hiệu quả – ít nhất là so với các mặt hàng nông sản khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là không có mối quan hệ một đối một giữa Tỷ lệ lạm phát và giá Đường. Nói cách khác, đôi khi nhất định phải có sự chênh lệch.

LẠM PHÁT GIẢM ➢ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐƯỜNG GIẢM
LẠM PHÁT TĂNG ➢ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐƯỜNG TĂNG

Ở biểu trên ta có thể thấy giá Đường đi khá sát với tỉ lệ lạm phát của Mỹ
Hợp đồng giao dịch

(Nguồn: ISO, MXV, … )