Gạo thô – Sản phẩm lương thực hàng đầu châu Á

Giới thiệu chung

Định nghĩa

Gạo thô là toàn bộ hạt gạo được thu hoạch từ cây lúa. Nó bao gồm vỏ – lớp phủ bảo vệ cứng, chiếm 20% kích thước của hạt.

Gạo thô còn được gọi là gạo thóc và có độ đặc. Nó có thể được chuyển thành gạo lứt bằng cách loại bỏ vỏ hoặc gạo trắng bằng cách loại bỏ vỏ hoặc lớp cám cũng như mầm ngũ cốc.

Bằng chứng khảo cổ học cho thấy lúa gạo đã có từ hơn 8.000 năm trước tại ở Trung Quốc. Cây trồng thường xuyên sinh sôi nảy nở ở các vùng khác, và vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, các dân tộc cổ đại ở vùng sông Hằng của Ấn Độ đã trồng lúa làm nguồn lương thực.

Phân loại

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Gạo thô là một ngành sản xuất quy mô lớn, năng suất cao. Có bốn loại gạo chính được sản xuất trên toàn thế giới:

  • Indica – Chủ yếu được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới phổ biến ở Châu Á; chiếm hơn 75% thương mại toàn cầu
  • Japonica – Thường được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ hơn như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ; chiếm hơn 10% thương mại toàn cầu
  • Aromatic – Chủ yếu là gạo thơm từ Thái Lan, và basmati từ Ấn Độ và Pakistan; chiếm 12-13% thương mại toàn cầu được bán với giá cao.
  • Glutinous – Chủ yếu được trồng ở Đông Nam Á.
Quá trình sản xuất

Bao gồm 6 giai đoạn:

  • Gieo trồng: Ở giai đoạn này, cây lúa sẽ được trồng để lấy hạt. Người nông dân cần phải cung cấp đủ lượng đất và nước trong giai đoạn này. Lúa thường được trồng trên những cánh đồng ngập nước
  • Thu hoạch: Khi lúa chin, người dân bắt đầu thu hoạch. Quá trình gieo trồng đến thu hoạch diễn ra trong khoảng 3 tháng
  • Sấy: Lúa sau khi thu hoạch sẽ được đem đi sấy để giảm độ ẩm còn khoản 20%. Có thể sử dụng ánh nắng hoặc máy móc trong giai đoạn này
  • Tách: Đây là công đoạn tách bỏ vỏ để sản xuất gạo lứt. Gạo lứt chứa lớp cám rất giàu vitamin và khoáng chất
  • Nghiền: Gạo thô được sản xuất từ gạo lứt qua quá trình xay xát.
  • Đóng gói: Gạo thô được đóng gói để bán ra ngoài thị trường
Các nước xuất – nhập khẩu Gạo thô

Các nước nhập khẩu lớn nhất

Nhập khẩu 2020/2021

Các nước xuất khẩu lớn nhất

Xuất khẩu 2020/2021

Ấn Độ và Trung Quốc luôn là các Quốc gia dẫn đầu trong nhập khẩu và tiêu thụ Gạo thô khi dân số của 2 Quốc gia này chiếm 1/4 tổng dân số thế giới. Bên cạnh đó nền văn hóa của 2 Quốc gia này dùng gạo làm sản phẩm chủ yếu.

Các nhân tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng cung cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ

Luôn đứng trong top đầu thế giới về sản lượng, xuất khẩu và tiêu thụ, nền văn hóa dùng gạo làm thực phẩm chính cũng như việc dân số 2 quốc gia này dẫn đầu thế giới.

Hàng tồn kho

Ảnh hưởng tới sự dư thừa cũng như thiếu hụt nguồn cung trên toàn thế giới. Những năm gần đây Trung Quốc đã đang dần tích trữ gạo nhiều hơn trong khi Ấn Độ hay Thái Lan lại giảm dần lượng dự trữ.

Khí hậu

Ở một vài thời điểm, tình trạn khô hạn cũng như ngập úng lũ lụt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất và xuất khẩu qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trên thị trường thế giới.

Chính sách thương mại

Các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu gạo của các quốc gia lớn sẽ tác động trực tiếp đến giá.

Ví dụ: Ấn Độ đặt ra giới hạn cấm xuất khẩu gạo thô vào cuối năm 2007, đầu 2008 đã khiến cho giá gạo tăng cao đột biến

Giá Dầu thô

Quá trình sản xuất gạo thô quy mô lớn cần phải sử dụng đến nhiều máy móc như: máy tưới ruộng và máy kiểm soát mực nước trong quá trình gieo cấy hay máy cắt, máy sấy trong quá trình thu hoạch. Qua đó giá Dầu thô có tác động đến giá của Gạo thô.

Yếu tố mùa vụ

Giá gạo thường bắt đầu tăng từ tháng 3 và tạo đỉnh vào tháng 6 khi đây là thời điểm gieo trồng trong
năm. Bắt đầu từ tháng 7 sẽ vào mua thu hoạch và giá sẽ có xu hướng đi xuống và tạo đáy ở khoảng
thời gian này.

Thông tin hợp đồng

Có thể là hình ảnh về văn bản

(Nguồn: USDA, Seasonality, MXV, … )

Please follow and like us:
Phương Nam

About Phương Nam

Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư - Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866

View all posts by Phương Nam →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *