Dầu thô – Hàng hóa có giá trị nhất Thế giới ?

Dầu thô là gì?

Dầu thô là dầu mỏ chưa qua công đoạn tinh chế. Dầu thô xuất hiện ở môi trường tự nhiên và chủ yếu được trích xuất phần lớn tại các mỏ giàu Hydrocarbon. Dầu thô có giá trị vì nó có thể được tinh chế để sản xuất các sản phẩm hàng ngày như xăng, dầu diesel và vô số sản phẩm hóa dầu khác. Một lý do khác được coi là có giá trị là vì nó là năng lượng không thể tái tạo, chính nguồn cung hạn hẹp này đã làm cho nó trở thành một nguồn tài nguyên hữu hạn.

Tại sao dầu thô rất có giá trị?

Trước Cuộc cách mạng Công nghiệp, các mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp như Ngô và Lúa mì đã từng thống trị thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, ngày nay, Dầu thô và các dẫn xuất của nó là hàng hóa được giao dịch tích cực nhất trên thế giới.

Thực chất Dầu đã tác động đến mọi khía cạnh của nền kinh tế toàn cầu, về ngay cả trong lĩnh vực gần gũi với cuộc sống như về hàng tiêu dùng cũng như sản xuất và vận chuyển.

Nếu bạn nghĩ rằng Dầu chỉ chủ yếu là nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho ô tô, xe lửa, máy bay phản lực và tàu, thì bạn chỉ đang thấy một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh chung về công dụng của mặt hàng Dầu.

Cụ thể, Dầu là thành phần chính trong công đoạn sản xuất ra:

  • Nhựa.
  • Sợi dệt tổng hợp (acrylic, nylon, spandex, polyester).
  • Phân bón.
  • Máy vi tính.
  • Mỹ phẩm.
  • Thép.
  • Và nhiều mặt hàng khác.

Trên thực tế, chưa đến một nửa lượng Dầu thô bên trong 1 thùng Dầu 42 gallon thực sự được dùng để sản xuất nhiên liệu; Phần còn lại được sử dụng để sản xuất Hàng tiêu dùng. Người ta ước tính rằng người Mỹ trung bình sử dụng khoảng 3 gallon sản phẩm về Dầu mỏ mỗi ngày.

Dầu thô có tất cả bao nhiêu chủng loại?

Mặc dù Dầu thô được giao dịch với quy mô toàn cầu, phần lớn lượng Dầu thô thực sự được tập trung giao dịch xung quanh một số khu vực chính. Dầu thô ở mỗi vùng này có các đặc điểm tương đối khác nhau, cụ thể là liên quan về độ nhớt (nhẹ so với nặng) và hàm lượng lưu huỳnh (ngọt so với chua).

Mỗi khu vực giao dịch chính đã thiết lập các tiêu chuẩn để theo dõi biến động giá trong các mặt hàng dầu như:

  • West Texas Intermediate (WTI): là một loại Dầu thô ngọt nhẹ, có trọng lực khoảng 40 trên thang đo Trọng lực của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) và có hàm lượng Lưu huỳnh thấp.
    • Dầu thô ngọt nhẹ.
    • Trọng lực khoảng 40 trên thang đo của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API).
    • Hàm lượng lưu huỳnh thấp.
  • Dầu thô Brent: là một loại dầu thô ngọt nhẹ từ vùng Biển Bắc. Trọng lực của nó tương tự như WTI, nhưng hàm lượng lưu huỳnh của nó cao hơn một chút. Nếu nhìn dưới góc độ đầu tư Dầu thô, thì chất lượng của Brent y hệt như WTI.
    • Dầu thô ngọt nhẹ.
    • Trọng lực khoảng 40 trên thang đo của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API).
    • Hàm lượng lưu huỳnh thấp.
  • Dubai Crude, còn được gọi là Fateh, thì đậm đặc hơn (nặng hơn) so với cả WTI và Brent và có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn, làm cho nó trở thành một loại dầu thô có tính chua. Fateh chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng giao dịch dầu và cũng được xem như là một thước đo chuẩn cho việc vận chuyển Dầu thô tại các chuyến hàng ở Trung Đông.
    • Dày đặc hơn (nặng hơn) và hàm lượng lưu huỳnh cao hơn cả Dầu WTI và Brent.
    • Có vị chua.
    • Dùng làm phong vũ biểu cho các chuyến hàng dầu ở vùng Trung Đông.
  • OPEC Reference Basket là mức trung bình có trọng số của hỗn hợp các loại Dầu thô được sản xuất trong khu vực OPEC và chúng còn nặng hơn cả WTI và Brent cộng lại.
    • Trung bình có trọng số của hỗn hợp các sản phẩm Dầu được sản xuất bởi OPEC
    • Nặng hơn cả WTI và Brent
  • Bonny Light là một loại dầu thô ngọt nhẹ từ Nigeria và được xem là phong vũ biểu cho giá  dầu châu Phi. Đặc tính của nó tương tự như WTI và Brent, và trên thực tế, nhu cầu về Bonny Light chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà máy lọc dầu châu Âu và Mỹ.
    • Dầu thô ngọt từ Nigeria.
    • Phong vũ biểu để làm tham chiếu cho giá dầu của Châu Phi.
    • Hầu hết có đặc tính tương tự như WTI và Brent
    • Nhu cầu chủ yếu đến từ châu Âu và Mỹ
  • Urals là một loại Dầu thô nặng trong ngành xuất khẩu dầu của Nga.
    • Dầu thô nặng
    • Mặt hàng xuất khẩu dầu của chính của nước Nga

(Dàn Khoan nước sâu là một cách phổ biến để khai thác dầu từ dưới đại dương. Có khoảng 3400 giếng nước sâu chỉ tính riêng trong Vịnh Mexico – Hình ảnh qua Pixabay)

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá

YẾU TỐ TỪ NGUỒN CUNG
  • Sự ngừng hoạt động hoặc bảo trì của các nhà máy lọc dầu
  • Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC
  • Địa chính trị: chiến tranh, xung đột,…

SỰ NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY LỌC DẦU

Tính đến năm 2020, Mỹ có tổng cộng 135 nhà máy lọc dầu và luôn là nước nằm trong top đầu về số lượng nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới

Tính đến cuối năm 2020,Việc đóng cửa nhà máy lọc dầu trên toàn cầu đã khiến công suất toàn thế giới giảm hơn 2 triệu thùng / ngày tuy nhiên riêng Mỹ chiếm 1.2 triệu thùng/ngày.

Độ trễ thời gian của giá cả và nhà máy lọc dầu

Khi giá dầu tăng hoặc giảm đột ngột, sản lượng không phản ứng ngay lập tức mà thường có độ trễ khoảng 4 – 6 tháng. Nguyên nhân đến từ việc các dự án lớn thường mất khá nhiều thời gian và nguồn vốn để triển khai giải thích cho lí do vì sao sản lượng vẫn tiếp tục tăng khi giá đột ngột giảm và ngược lại.

Theo EIA, vào giữa năm 2020, số lượng nhà máy lọc dầu của Mỹ đã giảm sâu và Trung Quốc lần đầu có số lượng nhà máy lọc dầu hoạt động cao hơn Mỹ. Điều này đến từ việc quốc gia Châu Á làm tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh dẫn đến nhu cầu tăng cao trở lại trong thời gian ngắn.

TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU VÀ CUNG CẤP DẦU OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là 1 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nguồn cung của dầu trên thị trường thông qua những báo cáo về việc tăng hoặc giảm sản lượng trong tương lai.

Năm 2016, các nước OPEC đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng khiến cho giá dầu tăng mạnh cho đến cuối năm 2019. Trong đó, Dầu thô WTI tăng từ $43 lên $74/thùng và Dầu thô Brent tăng gấp đôi lên hơn $80/thùng

Ngoài ra những thông báo từ các nước sản xuất và cung cấp dầu lớn khác trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc,… cũng ảnh hưởng nhiều tới giá của Dầu thô 

ĐỊA CHÍNH TRỊ

Điều này đặc biệt đúng đối với các cuộc xung đột giữa các quốc gia Trung Đông, những quốc gia vẫn chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới.

YẾU TỐ TỪ NHU CẦU 
  • Tính thời vụ
  • Các nhà tiêu thụ dầu
  • Tương quan và tăng trưởng toàn cầu
  • Các nguồn năng lượng thay thế

TÍNH THỜI VỤ

Giá dầu thường bắt đầu ở mức khá thấp vào đầu năm sau đó tăng dần và đạt đỉnh vào các tháng mùa hè khi nhu cầu đi lại tăng cao và sau đó giảm dần cho đến cuối năm.

Thiên nhiên cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng cần xem xét:
Giá dầu thường có sự tăng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các cơn bão có thể làm các nhà máy lọc dầu phải sơ tán đặc biệt ở khu vực Vịnh – nơi có mật độ các cơn bão nhiều hơn trên đất liền. Tuy nhiên, các đợt ảnh hưởng này thường có tác động đến giá trong thời gian ngắn và nhanh chóng quay trở lại bình thường.

CÁC NƯỚC TIÊU THỤ DẦU

Ngoài những nước Trung Đông, Nga, Canada, Venezuela và Na Uy, hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều nhập khẩu năng lượng ròng, lớn nhất là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Do đó, giá dầu thấp là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của họ.

Kể từ năm 2005 trở đi, phần lớn tăng trưởng GDP của thế giới đến từ các thị trường mới nổi, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trên thực tế, tiêu thụ xăng dầu ở các nước không thuộc OECD lần đầu tiên vượt quá các nước OECD vào năm 2014.

Điều đó đang thể hiện rằng giá dầu đang có xu hướng dịch chuyển nhiều sang các quốc gia Châu Á và mức độ nhu cầu từ khu vực này sẽ có tác động lớn đến cung và cầu trong tương lai.

Những sự kiện mang tính chất vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng là một trong yếu tố chính tác động đến giá Dầu thô.

Các cuộc suy thoái trong quá khứ tác động khá mạnh, làm giá Dầu thô giảm sâu trong khoảng thời gian
khá dài trước khi có sự hồi phục trở lại.

SỰ TƯƠNG QUAN TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN CẦU

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á (1998) và toàn cầu (2008) đã cho thấy rõ nét sự tụt giảm mạnh mẽ của giá Dầu. Bên cạnh đó các gói “nới lỏng định lượng” đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục của giá Dầu toàn cầu

Giống như tất cả các mặt hàng giao dịch toàn cầu, dầu thô được tính bằng đô la Mỹ. Do đó, giá cả hàng hóa có tương quan nghịch với đồng Đô La, thường tăng khi đồng Đô la suy yếu và giảm khi đồng Đô la mạnh lên.

CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG THAY THẾ

Bên cạnh Dầu thô, các nguồn năng lượng thay thế như Than đá hay Khí ga tự nhiên cũng là một trong những yếu tố chính tác động đến giá Dầu.

Theo EIA, kỳ vọng rằng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Mỹ sẽ đạt trung bình 82,6 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf / d) vào năm 2021, giảm 0,7% so với năm 2020, do các nhà máy phát điện chuyển sang than từ tự nhiên do giá khí đốt tự nhiên tăng.

Nhu cầu đối với các loại nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên đáng kể vào năm 2021, đặc biệt với than tăng trên mức của năm 2019. Hơn 80% dự báo tăng trưởng nhu cầu than vào năm 2021 đến từ châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc. Việc sử dụng than ở Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đang tăng lên nhưng sẽ vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khủng hoảng. Dầu cũng đang phục hồi mạnh mẽ nhưng dự kiến ​​sẽ ở dưới mức đỉnh năm 2019, do lĩnh vực hàng không vẫn chịu áp lực.

Những quốc gia nào là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới?

Thứ hạngQuốc giaTên nướcSản lượng (Thùng/ngày)
#1https://commodity.com/wp-content/uploads/2017/12/RU.pngNga10,500,000
#2Ả rập Saudi10,460,000
#3https://commodity.com/wp-content/uploads/2017/12/US.pngMỹ8,875,000
#4Image result for iraq flagIraq4,450,000
#5Image result for iran flagIran3,990,000
#6https://commodity.com/wp-content/uploads/2017/12/CN-1.pngTrung Quốc3,980,000
#7         Image result for canada flagCanada3,660,000
#8        Image result for UAE flag         Các Tiểu Vương Quốc Ả rập        thống nhất3,100,000
#9 Image result for kuwait flag         Kuwait2,900,000
#10         Image result for brazil flagBrazil2,500,000
(Số liệu được làm tròn, tính trung bình cả năm 2018)

Dầu đá phiến & Thủy lực cắt phá (Fracking) là gì?

Có thể bạn chưa nghe về thuật ngữ Dầu đá phiến nhưng rất có thể bạn đã nghe nói về Fracking (Kỹ thuật Cắt phá Thủy lực) vì đây là quá trình được sử dụng để thu được Dầu đá phiến. Nó nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực của giới báo chí nhưng dù muốn hay không thì cũng không thể phủ nhận

Dầu đá phiến là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng của con người trong thời hiện đại, ngay bây giờ và có vẻ sẽ gia tăng mức độ quan trọng khi các nguồn dự trữ năng lượng khác bị cạn kiệt. Vào năm 2016, theo một ước tính của Hội đồng Năng lượng Thế giới, dự tính tổng lượng tài nguyên Dầu đá phiến trên Thế giới chỉ hơn 6 nghìn tỷ thùng.

Thật khó để biết liệu đó có phải là một con số lớn trong bối cảnh hiện nay hay không, nhưng để so sánh đơn giản thì bạn cần biết ước tính dự trữ Dầu thô trên toàn Thế giới được ước tính chỉ là 1,7 nghìn tỷ thùng!

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Dầu thô ở bài viết tiếp theo nhé.

    ( Nguồn: EIA, )                                       

Please follow and like us:
Phương Nam

About Phương Nam

Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư - Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866

View all posts by Phương Nam →

2 Comments on “Dầu thô – Hàng hóa có giá trị nhất Thế giới ?”

  1. After looking into a number of the blog articles on your web page, I honestly like your way of blogging.
    I added it to my bookmark webpage list and will be checking back in the near future.
    Take a look at my web site as well and tell
    me how you feel.

  2. Hello! This post could not be written any better! Reading this post reminds me of my
    old room mate! He always kept chatting about this. I will forward this
    write-up to him. Pretty sure he will have a good read.
    Thanks for sharing!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *