Siêu chu kỳ hàng hoá mới đã bắt đầu.
Siêu chu kỳ hàng hoá là gì?
Đó là giai đoạn tăng giá mạnh mẽ của hàng hoá, đặc biệt là nhóm kim loại như đồng, bạc, sắt, bạch kim, trong nhiều năm. Siêu chu kỳ hàng hoá thường xảy ra do nhu cầu xây dựng, sản xuất tăng đột biến, kéo theo nhu cầu tiêu thụ hàng hoá. Ví dụ tiêu biểu đó chính là giai đoạn công nghiệp hoá của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và giai đoạn tái thiết sau Thế chiến II của Châu Âu và Nhật trong những năm 1950.
Những năm đầu của thế kỷ 21 cũng chứng kiến sự tăng giá mạnh của hàng hoá với động lực là sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Tuy nhiên, đà phát triển của thế giới đã bị chặn lại do Khủng hoảng Tài chính toàn cầu 2007-2009, khiến cho giá hàng hoá liên tục giảm trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, sang tới thập kỷ thứ 3, mọi thứ đã thay đổi với dấu gạch nối chính là Đại dịch Covid. Tất nhiên từ giữa năm 2020, không chỉ hàng hoá mà các thị trường tài chính cũng có đã chứng kiến sự phục hồi mạnh (V-shaped recovery).
Tuy nhiên, giá hàng hoá thực chất mới chỉ thoát lên khỏi đà giảm của những năm trước. Nhìn chart ngày có thể thấy giá tăng mạnh quá rồi nhưng khi nhìn chart tuần hay chart tháng thì thực ra cũng chỉ mới nhú.

Goldman Sachs cho rằng chính những thay đổi của thế giới sau đại dịch sẽ khởi đầu cho một siêu chu kỳ hàng hoá mới.
Động lực 1: XU THẾ NĂNG LƯỢNG XANH – 2 siêu cường của thế giới là Trung Quốc và Mỹ đều đang hướng tới năng lượng xanh để phục vụ một tương lai phát triển kinh tế bền vững hơn – Trung Quốc cam kết giảm lượng xả thái carbon và năm 2060 và Mỹ thì mới gia nhập lại Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu. Xu hướng năng lượng xanh – rất nhiều nhà máy điện gió và điện mặt trời cũng như rất nhiều phương tiện chạy điện và chạm sạc chắc chắn sẽ được xây dựng. Đồng, bạc, sắt và cả bạch kim sẽ được sử dụng trong tiến trình này.
Động lực 2: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG – nếu như khủng hoảng tài chính 2007-2009, các quốc gia tập trung hỗ trợ cho “người giàu” – các ngân hàng và các doanh nghiệp lớn – thì Covid 2020 đánh dấu một hướng tiếp cận mới về chính sách hỗ trợ nền kinh tế – đó là hỗ trợ cho “người nghèo” – người lao động và các doanh nghiệp nhỏ. Những gói cứu trợ “bơm tiền trực tiếp vào tài khoản nhân dân” của Mỹ và châu Âu là các minh chứng cụ thể. Vậy khác biệt là gì? Nếu người giàu thường mang tiền đi đầu tư và mua thêm tài sản (chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 đã tăng liên tục từ 2009 tới … giờ) thì người nghèo có mức chi tiêu vào các nhu cầu thiết yếu và tiêu sản nhiều hơn. Tất cả các nhu cầu này đều liên quan tới hàng hoá.
Động lực 3: NGUỒN CUNG HÀNG HOÁ HẠN HẸP – giá cả là nhà chỉ huy của thị trường tự do. Một thập kỷ qua, khi giá hàng hoá giảm cũng là lúc mà các nhà sản xuất không còn đầu tư nhiều vào sản xuất hàng hoá. Sự thật là nguồn dự trữ Đồng, kim loại quan trọng nhất trong công nghiệp thế giới, đã giảm về mức thấp nhất kể từ 2014. Sau Covid, khi nhu cầu sản xuất tăng mạnh với sức ép từ các chính phủ, thì nguồn cung chắc chắn sẽ không thể đáp ứng đủ cho một cỗ máy kinh tế đang tăng tốc chạy đà sau một thời gian dài đìu hiu. Và đó sẽ chính là điểm mấu chốt cho sự bùng nổ của giá hàng hoá.
(Nguồn: Goldman Sachs | Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không phải khuyến nghị đầu tư)
Điểm tin chính
Mỹ: Giá vàng tăng nhẹ thêm 0.1% lên mức 1,832.21 đô-la/ounce khi gói cứu trợ 1.9 nghìn tỷ đô càng gần tới ngày được thông qua. Giá vàng tăng thường cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về tình trạng lạm phát gia tăng. Lưỡng viện Mỹ gần đây đã đạt được một đồng thuận về ngân sách, cho phép các chính trị gia của Đảng Dân chủ có thể đưa gói cứu trợ này thành hiện thực ngay cả khi không có sự đồng ý của Đảng Cộng hoà.(tin gốc)
Hàng hoá (nông sản):
- Nga: Trong thời gian tới, chính phủ Nga sẽ áp dụng mức thuế 25 euros/tấn đối với xuất khẩu lúa mì từ 15/2 tới 28/2, và nâng tiếp lên 50 euros/tấn từ ngày 1/3 đến ngày 30/6. Trong khi đó, xuất khẩu ngô cũng sẽ chịu mức thuế 25 euros/tấn từ 15/3 đến 30/6.
- Argentina: Trong những tháng gần đây, giá của các mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới tăng mạnh, gây lo ngại về lạm phát giá lương thực trong nước. Tổng thống Argentina đã đề xuất tăng thuế xuất khẩu nông sản nhằm hạn chế đà tăng của giá nếu như không tìm được giải pháp khác. Việc làm này thực chất khá phản tác dụng khi Argentina nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu ngô của thế giới và việc một nhà cung cấp lớn như vậy hạn chế nguồn cung xuất khẩu sẽ chỉ khiến cho giá ngô tiếp tục tăng lên cao nữa.
- Brazil: Hiện tại thu hoạch đậu tương tại Brazil vẫn chậm hơn rất nhiều so với niên vụ trước. Ngoài ra, dự báo mưa sẽ tiếp tục xuất hiện tại các khu vực gieo trồng của Brazil trong những ngày tới, trì hoãn tiến độ gieo trồng ngô.
- Mỹ: Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo giao hàng ngô trong tuần cao hơn so với tuần trước cũng là một tác nhân khiến giá ngô tăng lên mức cao nhất 7 năm qua. (tin gốc)
Hàng hoá (kim loại):
- Bạc: Giá bạc tăng 2.06% do kỳ vọng vào gói kích thích tài chính của Mỹ. Ngoài là một kim loại quý như vàng, bạc cũng là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin mặt trời. Việc Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đang hướng tới năng lượng xanh cũng sẽ là một tác nhân mạnh thúc đẩy giá bạc trong trung hạn.
- Đồng: Giá đồng cũng tăng 0.94% nhờ dự đoán nhu cầu sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Bên cạnh đó sự suy yếu của đồng đô-la cũng là nguyên nhân khiến nhóm kim loại quý tăng giá. (tin gốc)
Tình hình thị trường hôm qua: Thứ Hai, 08/02/2021
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 tăng 0.74%, đóng cửa 3915.6

Hàng hoá chung: Bloomberg Commodity Index tăng 1.33%, đóng cửa 83.5

( Nguồn: Sưu tập)
Good info. Lucky me I discovered your website by accident
(stumbleupon). I’ve bookmarked it for later!