Vấn đề lạm phát của Fed
Fed có vấn đề về lạm phát, nhưng không phải do không đạt được mục tiêu . Vấn đề là có một sự tách biệt đáng kể giữa lạm phát được báo cáo và thực tế thị trường, nó đã trở thành một vấn đề chính sách hóc búa vì tiền dễ dàng tạo ra nhiều hơn là lạm phát được báo cáo.
Trên thực tế, không có sự khác biệt giữa lạm phát được báo cáo và thị trường. Nhưng trong nghiệp vụ thống kê đo lường và báo cáo lạm phát giá tiêu dùng (CPI) thì có.
Giá thị trường phản ánh điều kiện kinh tế hiện tại và đo lường những gì người tiêu dùng sẽ trả và doanh nghiệp nhận được. Đó là cách giá cả hàng hóa và dịch vụ được đo lường và báo cáo trong chỉ số giá tiêu dùng, trừ một thứ.
Ước tính giá cho nhà ở do chủ sở hữu thuê (chiếm khoảng một phần tư CPI) không phản ánh giá thị trường, cũng không dựa trên dữ liệu cho nhà do chủ sở hữu thuê. Trong CPI, chi phí nhà do chủ sở hữu thuê được ước tính dựa trên số tiền mà mọi người có thể kiếm được nếu họ thuê nhà của mình.
Dữ liệu giá thuê và giá nhà trong hai thập kỷ cho thấy quy mô phân tách giữa lạm phát được báo cáo và thị trường khi các nhà thống kê sử dụng dữ liệu từ một thị trường để đo giá ở một thị trường khác

Đó là điều rõ ràng nhất trong thời kỳ bong bóng nhà đất những năm 2000, nhưng ngày nay nó cũng rõ ràng. Ví dụ, vào giữa thời kỳ bong bóng nhà đất năm 2005, chỉ số giá nhà do Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) báo cáo đã tăng 10,4%, tức là nhanh hơn 100 điểm cơ bản so với năm trước. Nhưng loạt giá thuê chủ sở hữu CPI chỉ tăng 2,3%, không thay đổi so với tỷ lệ lạm phát tiền thuê nhà của năm 2004. Sự tách biệt tương tự giữa giá nhà và giá thuê chủ sở hữu đang xảy ra ngày nay. Trong 12 tháng qua, chỉ số giá nhà FHFA tăng 12% và tiền thuê chủ sở hữu tăng 2%
Lạm phát tiền thuê phải phản ánh các yếu tố cung và cầu nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Tuy nhiên, trong khi thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ và nguồn cung nhà cho thuê ngày càng giảm, chỉ số CPI cho thấy sự giảm tốc độ lạm phát tiền thuê nhà do chủ sở hữu thuê. Tại sao? Bởi vì các nhà thống kê của chính phủ sử dụng dữ liệu từ thị trường cho thuê phản ánh các yếu tố cung và cầu khác nhau.
Giá thị trường phản ánh các quyết định phân bổ của người tiêu dùng. Những mức giá đó là những tín hiệu mà qua đó chính sách tiền tệ cần đánh giá lập trường chính sách của mình. Vấn đề lạm phát của Fed bắt nguồn từ việc họ không phân biệt được giữa lạm phát được báo cáo và thị trường. Không có khả năng “bong bóng” sẽ tồn tại trong giá thuê ngụ ý hoặc gây thiệt hại cho nền kinh tế thực vì nó là một mức giá nhân tạo không có người mua hoặc người bán. Bong bóng thị trường là bong bóng lớn vì chúng đã gây ra những kết quả kinh tế bất lợi đáng kể.
Điểm tin chính
Hàng hoá
Nông sản
- Giá ngô tăng khi dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ lạnh sẽ đi qua khu vực đồng bằng và Midwest trong tuần này cùng với tuyết và mưa tại một số khu vực. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động gieo trồng ngô vụ mới tại Mỹ. Trong khi đó, tại Brazil Ngô vụ 2 tại vùng gieo trồng phía nam đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết khô ráo hơn, gây lo ngại cho sự phát triển của cây trồng. Bộ thương mại và dịch vụ ngoại giao Brazil cho biết, nhập khẩu ngô quý 1 năm nay của nước này đã cao hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giá lúa mỳ giảm nhẹ chủ yếu do lực bán chốt lời sau khi đạt mức giá cao nhất trong 8 tuần. Bên cạnh đó, thông tin Ma-Rốc đang xem xét áp dụng chính sách thuế nhập khẩu lúa mỳ mới nhờ sản lượng dự kiến ở mức cao đã là thông tin gây áp lực lên giá.
- Giá đậu tương tăng đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp kể từ tuần trước nhờ ảnh hưởng từ đà tăng của giá ngô, điều kiện thời tiết tại khu vực Midwest của Mỹ được dự báo sẽ ít hơn cùng kỳ năm ngoái và sự suy yếu của đồng Dollar.
- Giá dầu đậu giảm khi thông tin số ca nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu cọ và dầu đậu lớn nhất thế giới tiếp tục tăng làm giảm kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ và tạo áp lực lên giá. Trong khi đó giá khô đậu tương tăng 1.21% lên mức 411.3 USD/ tấn.
Năng lượng
- Giá Dầu Thô WTI trong phiên hôm qua vẫn chưa vượt ra được khỏi khung giá tăng vì lo ngại về nhu cầu và sản lượng đều đang đè nặng lên thị trường.
- Theo báo cáo từ Reuters, số người nhiễm Covid-19 trong ngày hôm qua đã tăng lên hơn 15 triệu – mức cao thứ 2 trên toàn cầu. Thủ đô New Delhi đã ra lệnh phong tỏa trong vòng 6 ngày, nâng tổng số thành phố áp dụng hạn chế di chuyển lên con số 13. Đây là một trong những quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu lớn tại Châu Á cũng như trên thế giới do đó diễn biến phức tạp trong những tuần vừa qua tiếp tục kìm hãm đà tăng của giá dầu.
- Mặt khác, giá Dầu thô vẫn nhận tin hỗ trợ giá bởi lo lắng nguồn cung sụt giảm từ Libya. Công ty Agoco đã tạm dừng sản xuất do chính phủ không gửi quỹ liên bang để duy trì hoạt động kể từ tháng 9 năm ngoái. Agoco hiện đang bận hành 8 mỏ dầu với sản lượng khoảng 250,000 thùng/ ngày. Nếu quốc hội Libya không thông qua được ngân sách chính thức thì rất có thể tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra.
Nguyên liệu
- Giá Cà Phê thế giới đồng loạt tăng, với giá Cà Phê Arabica tăng 0.53% lên mức 131.90 cents/pound. Dự báo thời tiết cho thấy, các khu vực trồng cà phê tại Brazil sẽ khá khô ráo trong những ngày tới và có khả năng tác động tiêu cực tới giai đoạn phát triển cuối cùng của cây trồng trước thu hoạch.
- Giá Đường Thô giảm mạnh 2.17%, đóng cửa ở mức 16.21 cent/pound. Nhu cầu tiêu thụ đường của Ấn Độ trong giai đoạn cao điểm hàng năm dự kiến sẽ chứng kiến năm giảm thứ hai liên tiếp do các biện pháp giãn cách xã hội đã là yếu tố “Brearish” tạo áp lực lên giá.
- Giá Bông giảm nhẹ. Dự báo thời tiết cho thấy, khu vực gieo trồng bông tại bang Texas của Mỹ sẽ nhận được lượng mưa vừa trong nửa sau của tuần này làm giảm lo ngại về chất lượng cây trồng và tạo sức ép lên giá.
- Sản lượng nghiền Ca Cao trong quý 1 năm 2021 của các nước trong khối liên minh Châu Âu đã thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá.
Kim loại
- Giá hai mặt hàng kim loại quý là bạc và bạch kim giảm xuống khi lợi tức trái phiếu Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng, làm giảm nhu cầu nắm giữ với các mặt hàng kim loại quý này. Đà tăng có thể sẽ được thúc đẩy khi thông tin chính phủ Trung Quốc cho phép các ngân hàng trong và ngoài nước nhập khẩu lượng vàng lớn. Điều này có thể sẽ kéo theo giá các mặt hàng bạc và bạch kim.
- Giá quặng sắt nối dài đà tăng nguyên nhân chính là do sản lượng thép của các nhà máy tại Trung Quốc vẫn ở mức ổn định. Trong khi đó giá đồng tăng mạnh khi nhu cầu tăng cao và đồng Dollar giảm giá.
Tin tức thị trường
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 giữ quanh mức 4166.6 điểm

Chỉ số hàng hoá Bloomberg: Giữ quanh mức 86.7 điểm

(Nguồn: CNBC , Reuters,zerohedge, MXVnews, Tradingview,…)
What’s up friends, how is all, and what you would like to say regarding this
article, in my view its really remarkable in support of me.
Good info. Lucky me I discovered your website by accident (stumbleupon).
I have book marked it for later!