Tin Nhanh: Thứ Hai, 08/02/2021

Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh đã giúp kinh tế Mỹ không chỉ hồi phục sau cuộc Đại Suy thoái của những năm 1930 mà còn tăng trưởng ngoạn mục. Trước chiến tranh, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 25%, tức là trung bình cứ 4 người thì có 1 người thất nghiệp. Khi chiến tranh nổ ra, các nhà máy của Mỹ lập tức được chuyển đổi mục đích sang sản xuất vũ khí và nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh. Đàn ông ra trận còn phụ nữ thì tham gia sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ lập tức giảm xuống 10%.

Hiện tại, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều là những cường quốc hạt nhân, tại sao Mỹ lại công khai “khiêu chiến” với Trung Quốc và còn hô hào đồng minh vào “quây”?

Mặc dù khả năng xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc là rất nhỏ, sự cạnh tranh về địa chính trị chắc chắn sẽ kéo theo đầu tư quân sự ở cả 2 quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, khi chi tiêu của người này là thu nhập của người kia, đầu tư mạnh vào một lĩnh vực sẽ có tác động thúc đẩy các lĩnh vực khác.

Còn đối với thị trường hàng hoá, việc các cường quốc trên thế giới đóng thêm tàu chiến, chế tạo thêm tên lửa, xây thêm công sự, và quan trọng nhất là bán thêm vũ khí cho các quốc gia đồng minh chắc chắn sẽ tạo một nhu cầu hàng hoá không nhỏ trong những năm tới.

Điển hình như sắt, có một sự đồng pha rõ rệt giữa chi tiêu quốc phòng Mỹ và giá quặng sắt của thế giới. Ngoài ra, trong tương lai gần, khi vẫn chưa có máy bay, tên lửa và chiến hạm chạy điện, dầu mỏ vẫn sẽ là nhiên liệu chính cho các cỗ máy chiến tranh.

(chỉ mang tính tham khảo, không phải khuyến nghị đầu tư)

Năm 2018, quân sự đứng thứ 6 và chiếm 3% tổng nhu cầu tiêu thụ sắt thép của Mỹ

Năm 2011, cả chi tiêu quân sự Mỹ và giá quặng sắt cùng đạt đỉnh.

Chi tiêu Quân sự Mỹ đạt đỉnh năm 2011
Giá quặng sắt đạt đỉnh năm 2011

Năm 2015, cả chi tiêu quân sự Mỹ và giá quặng sắt cùng chạm đáy.

Chi tiêu Quân sự Mỹ chạm đáy năm 2015
Giá quặng sắt chạm đáy năm 2015

Điểm tin chính

Hàng hoá (kim loại quý): Biden phát biểu rằng đã chuẩn bị để cạnh tranh “gay gắt” với Trung Quốc. Tuy nhiên Biden sẽ sử dụng chiến lược khác Trump. Nếu thời kỳ của Trump thiên về cạnh tranh kinh tế, khi Mỹ lên án Trung Quốc về vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ và thương mại không lành mạnh, thì Biden dự định sẽ cạnh tranh nhiều hơn trên mặt trận chính trị. Bên trong thì củng cố lại sức mạnh nội địa còn bên ngoài thì hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để “quây” Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan.

Hàng hoá (nông sản): Theo pháp luật của Argentina, chính phủ nước này có thể nâng thuế xuất khẩu ngũ cốc của nước này lên tối đa 15%. Mức thuế xuất khẩu của lúa mỳ và ngô hiện tại đang ở mức 12%, đồng nghĩa với việc chính phủ Argentina vẫn còn có thể nâng thuế xuất khẩu của lúa mỳ và ngô thêm 3 điểm phần trăm nữa. Dự trữ ngô trong tháng này của Mỹ cũng ở mức thấp.Tin tức cuối tuần qua ủng hộ đà tăng giá của ngô và lúa mỳ nhưng lại không ủng hộ đà tăng của đậu tương.

Dự báo USDA về Dự trữ Ngô

Hàng hoá (dầu thô): Các quỹ tương hỗ đưa ra dự đoán “Bullish” của giá dầu bất chấp việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo vào tháng Giêng rằng sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid mới sẽ cản trở nhu cầu dầu trong năm nay và sự phục hồi kinh tế chậm sẽ làm trì hoãn sự phục hồi hoàn toàn của nhu cầu năng lượng thế giới đến năm 2025.

Tình hình thị trường cuối tuần qua: Thứ Sáu, 05/02/2021

Chứng khoán Mỹ: S&P 500 tăng 0.39%, đóng cửa 3886.8

Chỉ số S&P 500

Hàng hoá chung: Bloomberg Commodity Index tăng 0.61%, đóng cửa 82.4

Chỉ số Bloomberg Commodity Index

Please follow and like us:
Phương Nam

About Phương Nam

Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư - Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866

View all posts by Phương Nam →

2 Comments on “Tin Nhanh: Thứ Hai, 08/02/2021”

  1. I’ve learn a few just right stuff here. Definitely worth bookmarking for revisiting.

    I surprise how so much effort you place to create this
    type of excellent informative site.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *