Thế giới đang thiếu thốn chip vi xử lý trầm trọng: Apple không thể sản xuất đủ iPhone để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vì thiếu chip; Sony báo tin buồn cho các game thủ rằng mình không thể nhập đủ chip để sản xuất PS5 cho tất cả; các hãng sản xuất ô-tô hàng đầu như GM, Ford, Honda cũng đã cảnh báo về tình trạng thiếu chip có thể làm gián đoạn sản xuất.
Có 3 nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
- Nhu cầu mua sắm máy tính cá nhân, màn hình, máy chơi game, TV, điện thoại thoong minh và máy tính bảng để phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí tại nhà trong đợt Covid vừa qua tăng mạnh, gây tác động tới nguồn dự trữ chip vi xử lý.
- Sự thay đổi cấu trúc tổ chức của ngành công nghiệp sản xuất chip vi xử lý toàn cầu. Các công ty sản xuất chip vi xử lý lâu đời không còn trực tiếp sản xuất chip nữa mà chỉ tập trung nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Việc sản xuất được thuê ngoài tại các doanh nghiệp gia công chip lớn như TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc). Các doanh nghiệp gia công này đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chip của rất nhiều ngành công nghiệp đang tăng tốc sản xuất trở lại.
- Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động mạnh tới các nhà sản xuất chip vi xử lý hàng đầu Trung Quốc khi Mỹ ra các sắc lệnh hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc mua sắm các máy móc hiện đại phục vụ sản xuất chip cũng như cản trở đầu ra của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hiệp hội Công nghiệp Sản xuất Linh kiện Bán dẫn Mỹ dự báo doanh số bán chip toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 8.4% trong năm 2021, mức tăng đáng kể so với mức tăng 5.1% từ 2019 sang 2020.
Xin lưu ý là 3 thành phần chính để sản xuất chip vi xử lý là silicon, nhựa và đồng nhé các bác. Rất nhiều tín hiệu cơ bản và kỹ thuật ủng hộ đầu tư vào đồng như vậy mà các bác bỏ lỡ thì thật là tiếc nuối ạ.
Điểm tin chính
Sản xuất công nghiệp: Thế giới đang thiếu thốn chip vi xử lý trầm trọng: Apple không thể sản xuất đủ iPhone để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vì thiếu chip; Sony báo tin buồn cho các game thủ rằng mình không thể nhập đủ chip để sản xuất PS5 cho tất cả; các hãng sản xuất ô-tô hàng đầu như GM, Ford, Honda cũng đã cảnh báo về tình trạng thiếu chip có thể làm gián đoạn sản xuất – nguồn: cnbc.com.
Nông sản: (nguồn: mxvnews.com)
- Ngô: Giá ngô tiếp tục chịu áp lực lớn từ số liệu tồn kho lớn hơn kỳ vọng trong báo cáo Cung cầu Ngũ cốc Thế giới WASDE của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố vào tối 09/02 vừa qua. Thêm vào đó, giá ngô cũng chịu tác động tiêu cực từ thông tin đơn hàng 132,000 tấn ngô niên vụ 2020/21 giao cho một nước giấu tên đã bị hủy.
- Đậu tương: Giá đậu tương giảm mạnh do áp lực chốt lời từ các quỹ đầu tư.
- Dầu đậu nành: Giá dầu đậu cũng chịu tác động lớn do hiện nay tồn kho của một sản phẩm thay thế quan trọng là dầu cọ tăng mạnh so với dự đoán.
- Lúa mỳ: Giá lúa mỳ giảm theo sự suy yếu chung của nhóm nông sản. Bên cạnh đó, Hiệp hội Nông nghiệp CRA cho biết nông dân nước này sẽ tổ chức biểu tình nếu chính phủ Argentina quyết định tăng thuế xuất khẩu ngũ cốc trong một nỗ lực để điều tiết giá lương thực nội địa.

Kim loại: (nguồn: mxvnews.com)
- Bạc: Giá bạc tiếp tục có sự sụt giảm do áp lực chốt lời từ các nhà đầu tư mặc cho các thông tin cơ bản hỗ trợ. Nguyên nhân ở đây được cho là tương tự thương vụ cổ phiếu Gamestop mà chúng tôi đã nhắc đến ở những bản tin trước, khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu có xu hướng chốt lời trên 2 sản phẩm này.
- Đồng, quặng sắt, bạch kim: Giá kim loại cơ sở tiếp tục tăng do nhu cầu sản xuất công nghiệp của các nước phát triển phục hồi sau sự suy trầm của nền kinh tế trong năm 2020.
Tình hình thị trường hôm qua: Thứ Tư, 10/02/2021
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 giảm -0.03%, đóng cửa 3909.9

Hàng hoá chung: Bloomberg Commodity Index giảm -0.36%, đóng cửa 83.4

( Nguồn: Sưu tập)
Good write-up. I certainly appreciate this site. Continue the good work! Jeni Bourke Rodgers
ok thanks!