Vấn đề chính trị sẽ luôn là nhạy cảm bởi đôi khi nó được đánh giá dựa trên ý kiến và cảm nhận cá nhân của mỗi người. Trong khi Trump là một vị tổng thống có nhiều phát ngôn “gây tranh cãi” thì Bi-đen là một chính trị gia tranh cử với chính sách ủng hộ năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu và nâng cao trách nghiệm của Mỹ trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, giữa từ ngữ bên ngoài và thực chất bên trong vẫn có những khoảng cách nhất định.
Về vấn đề ngoại giao, việc nâng cao trách nghiệm của Mỹ trên trường quốc tế có thể được hiểu là việc Mỹ sẽ tiếp tục tài trợ cho các Tổ chức Quốc tế như WHO và trợ giúp các quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể được hiểu là việc Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng sự hiện diện quân sự để chống lại các thế lực được Mỹ coi là đang chống lại nền “dân chủ, tự do” của thế giới như Trung Quốc, Nga, Iran.
Về vấn đề chống biến đối khí hậu, đó chắc chắn là điều mà quảng đại quần chúng mong đợi vì ai trong chúng ta cũng đều mong “mưa thuận, gió hoà”. Ngôn từ bên ngoài là vậy nhưng thực chất bên trong việc phát triển năng lượng xanh không phải là việc đơn giản trong ngắn hạn và cũng chưa chắc đã mang lại nhiều lợi ích hơn là chi phí. Lấy ví dụ gần gũi với Mỹ là các quốc gia EU. EU đẩy mạnh việc phát triển năng lượng xanh và giá điện của EU cao hơn Trung Quốc 20%, cao hơn Ấn Độ 65%. Riêng tại Đức, chính sách ủng hộ năng lượng tái tạo đã tiêu tốn hơn 243 tỷ euro tiền thuế và tiền trợ giá từ năm 2000 và lượng xả thải khí nhà kính vẫn không giảm so với năm 2009. (nguồn số liệu)
Theo thống kê, năng lượng chiếm 33% chi phí sản xuất công nghiệp. Khi Mỹ vừa muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế nhưng lại thực thi những chính sách khả năng cao sẽ tăng chi phí sản xuất kinh doanh của mình thì việc sử dụng sức mạnh chính trị để cân bằng lại là điều khó tránh khỏi.
Điểm tin chính
Mỹ: Hôm qua, Ngài Bi-đen đã có bài phát biểu đầu tiên về vấn đề ngoại giao. Ngài “lên án” việc Trump có ý định rút quân và khẳng định rằng Mỹ cần nêu cao lá cờ “tự do” để đấu tranh chống lại chủ nghĩa tập quyền đang lan tràn trên toàn thế giới, bao gồm sự cạnh tranh của Trung Quốc đối với vị trí thống trị của Mỹ cũng như quyết tâm của Nga trong việc tàn phá nền “dân chủ” Mỹ. (tin gốc)
Hàng hoá (nông sản): Nga đang có kế hoạch xây dựng một cơ chế thuế xuất khẩu ngũ cốc vĩnh viễn, dựa vào giá tham chiếu và tỷ giá hối đoái, nhằm kiểm soát tác động của việc giá lương thực nội địa tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bất kỳ ngũ cốc nào vượt quá hạn ngạch sẽ bị đánh thuế bằng 50% giá khai báo và tối thiểu là 100 Euro/tấn.
- Ngô: Theo BAGE, sự thiếu hụt lượng mưa xuyên suốt giai đoạn tháng 12 năm ngoái đã ảnh hưởng tới năng suất gieo trồng của mùa vụ ngô tại Cordoba, Santa Fe và một phần của Buenos Aires, Argentina.
- Đậu tương: Tính đến ngày 31/01, xuất khẩu đậu tương Mỹ đã đạt 12.3 triệu tấn. Xuất khẩu đậu tương sau giai đoạn tháng 03 – 04/2021 được dự báo giảm mạnh. Brazil gần như không xuất khẩu một đơn hàng đậu tương nào trong tháng 1 vừa qua, do tình trạng thiêu hụt nguồn cung nội địa. (tin gốc)

Hàng hoá (năng lượng): Giá dầu có tín hiệu tăng khi:
- Khí tự nhiên: Theo báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tổng tồn kho khí gas tự nhiên tại các kho chứa ngầm của Mỹ giảm 192 tỷ feet khối.
- Dầu thô: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) giữ nguyên chính sách sản lượng. Theo OPEC+, nhu cầu dầu thô sẽ nhiều hơn nguồn cung trong năm 2021. Tuy nhiên, dưới kịch bản thay thế (nhu cầu thấp hơn và các nước ngoài OPEC cung cấp nhiều dầu thô hơn), thị trường sẽ thặng dư trong tháng 4 và tháng 12/2021.(tin gốc)

Tình hình thị trường hôm qua: Thứ Năm, 05/02/2021
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 tăng 1.09%, đóng cửa 3871.7

Hàng hoá chung: Bloomberg Commodity Index tăng 0.12%, đóng cửa 81.9
