Nhiều nhà đầu tư khi mới nghe về thị trường hàng hóa thường so sánh thị trường này với thị trường chứng khoán.
Đối với họ, sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp yên tâm hơn vì nó giống như sở hữu một con gà để trứng. Mỗi năm con gà đó lại đẻ trứng “cổ tức” để tài sản của họ tự sinh sôi nảy nở.
Tuy nhiên, sự so sánh này có vẻ không hợp lý về mặt bản chất cho lắm!
Thực ra đại đa số nhà đầu tư cũng chỉ nắm giữ một tờ giấy chứng minh quyền sở hữu một phần trang trại gà chứ cũng chẳng được “diện kiến” mấy con gà yêu dấu của mình bao giờ.
Người chăn gà cầm tiền và giúp cho nhà đầu tư “quản lý” đàn gà này. Khi gà đẻ trứng thì việc chia lại cho nhà đầu tư bao nhiêu trứng thường chỉ được quyết định bởi người chăn gà và một số nhà đầu tư lớn.
Gà thật thì đẻ trứng liên tục còn gà chứng khoán thì mỗi năm đẻ được khoảng 1/3 quả trứng đã được coi là khá nhiều.
À tất nhiên là tờ giấy chứng minh quyền sở hữu một phần trang trại gà là một món hàng được mua đi bán lại rất sôi động nên đôi khi gà có thể ốm nheo ốm nhách mà tờ giấy đó vẫn lên giá vù vù là một điều hết sức… bình thường.
Nhưng mà gà nào thì gà cũng phải ăn thóc. Trang trại gà thì cũng phải được xây dựng bằng sắt thép. Đèn sưởi cho gà thì cũng cần có dây đồng là nguyên liệu chế tạo.
Có thể một hạt thóc hay một cân sắt không thể tự sinh ra thêm hạt thóc khác hay cân sắt khác, nhưng không có những vật chất này thì không có con gà nào tồn tại được. Càng nhiều chủ trang trại muốn chăn “gà” thì lại càng cần có nhiều thóc lúa, sắt thép và dây đồng, v.v…
Mà quan trọng hơn, một tấn thóc hay một tấn thép thì chẳng thể làm giả và cũng chẳng thể dễ dàng cân non, đong thiếu được.
Còn trong trang trại có bao nhiêu con gà hay sự ốm đau từng con thế nào, thóc lúa nhập về cho gà ăn thôi hay cho luôn cả người chăn gà ăn, trứng gà cho nở thành con gà mới hay đem chiên thì… tất cả cũng chỉ dựa vào 4 cái báo cáo do chính người chăn gà viết mỗi 3 tháng.
Điểm tin chính
Trung Quốc: Chỉ số giá sản xuất tháng 1/2021 của Trung Quốc tăng 0.3% so với một năm trước và đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 5/2019. kinh tế Trung Quốc được dự báo là sẽ tăng trưởng 8.4% trong năm nay – nguồn: reuters.com.
Nông sản: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vừa phát hành Báo cáo Cung – cầu ngũ cốc tháng 2 (WASDE). Đây là báo cáo được phát hành hàng tháng và thường có tác động rất lớn đến giá nông sản giao dịch trên sàn CBOT – nguồn: mxvnews.com
- Ngô: Báo cáo cho thấy tồn kho ngô thế giới cuối niên vụ 2020/2021 cao hơn so tháng 1 chủ yếu do tồn kho ngô tại Trung Quốc tăng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có khả năng sẽ giảm tốc độ nhập khẩu ngô, khiến cho giá có khả năng điều chỉnh ngắn hạn.
- Đậu tương: Thu hoạch bị trì hoãn do yếu tố thời tiết. Bên cạnh đó, lượng dự trữ đậu tương của Mỹ cũng giảm mạnh cho thấy các nước đã chuyển sang nhập khẩu đậu tương của Mỹ thay vì Brazil ở thời điểm hiện tại.
- Lúa mỳ: Nga và Ukraine tiếp tục có mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lúa mỳ. Diện tích gieo trồng lúa mỳ của Pháp cũng được dự báo tăng 15%. Ngoài ra, sự sụt giảm của giá ngô cũng tạo áp lực lên giá lúa mỳ do đây là hai sản phẩm thay thế nhau trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nguyên liệu công nghiệp: Giá một số mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp tăng – nguồn mxvnews.com.
- Giá đường giảm do lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung tại Ấn Độ
- Giá bông tăng rất mạnh do tồn kho giảm mạnh so với tháng trước. Ngoài ra sự suy yếu của đồng USD cũng là một nhân tố tạo đà tăng cho giá.
Tình hình thị trường hôm qua: Thứ Ba, 09/02/2021
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 giảm -0.11%, đóng cửa 3911.2

Hàng hoá chung: Bloomberg Commodity Index tăng 0.24%, đóng cửa 83.7

( Nguồn: Sưu tập)
I all the time used to study article in news papers but now
as I am a user of internet therefore from now I am using net for articles or reviews,
thanks to web.
Good day! I could have sworn I’ve visited your blog before but after going through many of the posts I realized it’s new to me.
Nonetheless, I’m definitely delighted I stumbled upon it and I’ll be book-marking it and
checking back regularly!