Bản tin tài chính
Hội nghị chuyên đề thường niên của Fed
Trên thị trường ngoại hối tuần này, sự kiện quan trọng nhất có thể chính là hội nghị chuyên đề hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, vốn ban đầu dự kiến diễn ra tại thành phố Jackson Hole, bang Wyoming.
Theo Investing.com, sự kiện chính trong tuần này là hội nghị chuyên đề thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tại đây, đầu tư có thể tìm hiểu về thời điểm mà Fed dự kiến sẽ bắt đầu thu hẹp quy mô chương trình thu mua tài sản.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể theo dõi thêm một số dữ liệu kinh tế mới như doanh số bán nhà, thu nhập và chi tiêu cá nhân của người dân Mỹ; cũng như chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung euro.
Hội nghị của Fed
Hiện tại, ngân hàng trung ương Mỹ đang mua vào khoảng 120 tỷ USD trái phiếu và tài sản đảm bảo mỗi tháng. Đây là các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo kế hoạch, hội nghị sẽ kéo dài từ ngày 26 đến hết ngày 28/8. Sự kiện chính là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell, dự kiến bắt đầu vào khoảng 21h ngày 27/8 (theo giờ Việt Nam). Giới phân tích dự đoán ông Powell có thể phát đi tín hiệu nào đó trước thềm cuộc họp chính sách tháng 9.
Tại hội nghị chuyên đề sắp tới, các nhà hoạch định chính sách sẽ thảo luận về kế hoạch thu hẹp quy mô của chương trình thu mua tài sản, vốn là bước đầu tiên để Fed tăng lãi suất về sau.
Song, khả năng Fed thực hiện động thái trên đang giảm dần khi mà biến chủng Delta đang lây lan nhanh chóng và che mở triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Cũng trong tuần trước, Fed đã công bố biên bản cuộc họp tháng 7. Các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ đang muốn giảm các biện pháp kích thích trong năm nay, nếu nền kinh tế tiếp tục phục hồi.
Dù còn một số khác biệt trong dự đoán lạm phát và việc làm, các nhà hoạch định chính sách đều kỳ vọng chương trình thu mua tài sản sẽ chững lại trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, các quan chức Fed vẫn thừa nhận rằng nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn, đơn cử như biến chủng Delta và tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Dữ liệu kinh tế của Mỹ
Bên cạnh cuộc họp của Fed, nhà đầu tư ngoại hối có thể theo dõi thêm một loạt dữ liệu kinh tế khác như các báo cáo về doanh số bán nhà, số lượng đơn đặt hàng bền và thu nhập cũng như chi tiêu cá nhân của người Mỹ.
Số liệu về doanh số bán nhà hiện có được công bố vào ngày 23/8, sau đó một ngày là báo cáo về doanh số bán nhà mới. Dữ liệu về các đơn đặt hàng bền sẽ được công khai vào ngày 25/8 và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ công bố định kỳ vào ngày 26/8.
Cũng trong ngày 26/8, chính phủ Mỹ sẽ phát hành số liệu GDP quý II sau khi điều chỉnh, song các chuyên gia phân tích cho rằng sẽ không có nhiều thay đổi so với kết quả ban đầu.
Đến ngày 27/8, Mỹ sẽ công bố dữ liệu chi tiêu cá nhân cùng chỉ số giá PCE – thước đo lạm phát yêu thích của Fed.
Chỉ số PMI của Eurozone
Theo Investing.com, khu vực đồng euro sẽ công bố dữ liệu PMI vào ngày 23/8. Trong khi các chính sách nới lỏng phong tỏa có thể thúc đẩy hoạt động du lịch của người dân thì một số vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ đóng vai trò là lực cản đối với hoạt động sản xuất của khối kinh tế chung.
Trong tuần này, chính phủ Đức còn công bố thêm chỉ số Ifo tháng 8, các chuyên gia dự báo là sẽ giảm nhẹ so với mức đỉnh hai năm rưỡi xác lập vào tháng trước.
Vào ngày 26/8, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phát hành biên bản cuộc họp tháng 7. Dự kiến, ECB sẽ tiết lộ một số định hướng về lãi suất và thực hiện một chiến lược tiền tệ mới để thúc đẩy lạm phát.
Cổ tức toàn cầu đến gần mức trước đại dịch
Báo cáo của Janus Henderson cho biết cổ tức toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 1,39 nghìn tỷ đô la trong năm nay, tăng nhẹ so với ước tính trước đó để phản ánh sự phục hồi mạnh hơn dự kiến trong các khoản thanh toán của công ty. Ước tính mới nhất của nó, tăng 2,2 điểm phần trăm so với trước đó, chỉ thấp hơn 3% so với mức đỉnh trước đại dịch.
Cổ tức, một khoản chi trả cho cổ đông của công ty, đã giảm vào năm ngoái trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID do những ràng buộc về quy định và áp lực của chính phủ trong việc hạn chế thanh toán.
Nhưng một sự phục hồi mạnh mẽ hiện đang được tiến hành, với mức tăng trưởng tiêu đề ở mức 26,3% trong quý thứ hai, dữ liệu từ Chỉ số cổ tức toàn cầu của nhà quản lý đầu tư cho thấy.

Tăng trưởng cơ bản – được điều chỉnh dựa trên phần Cổ tức đặc biệt, Thay đổi tiền tệ, Hiệu ứng về thời gian và Thay đổi của các chỉ số – là 11,2%. Trên cơ sở hàng năm, tăng trưởng năm 2021 dự kiến là 10,7%, tương đương với mức phục hồi cơ bản là 8,5%.
Báo cáo cho biết cổ tức từ các công ty bắt đầu có lại các khoản thanh toán lên tới 33,3 tỷ đô la và chiếm 3/4 mức tăng trưởng cơ bản trong quý 2, báo cáo cho biết.
Đầu tháng 8, các ngân hàng châu Âu đã công bố khoản thanh toán hàng tỷ euro cho các cổ đông. Chúng bao gồm ING Groep NV và Intesa Sanpaolo, những công ty có cổ tức tạm thời sẽ phải được thảo luận với các cơ quan quản lý.
Châu Âu đang có một sự phục hồi vững chắc sau làn sóng hủy bỏ và tạm dừng vào năm ngoái.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng giá cả hàng hóa tăng cao đã thúc đẩy các khoản thanh toán của các công ty khai thác, trong đó công nghiệp và người tiêu dùng tùy ý quay trở lại mạnh mẽ.
Các lĩnh vực phòng thủ, như viễn thông, thực phẩm, bán lẻ thực phẩm, sản phẩm gia dụng, thuốc lá và dược phẩm, đã ghi nhận mức tăng trưởng đặc trưng ở mức thấp ở mức một con số.
Điểm tin chính

Nông sản
- Giá đậu tương Mỹ kỳ hạn tương lai giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng, ngô cũng xuống thấp nhất gần 1 tháng do lo ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô và bởi khu vực Trung Tây và đồng bằng của Mỹ đã có mưa, giúp cho cây phát triển tốt.
- Kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu, giá Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 29-1/4 cent xuống 12,90-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc xuống 12,77-1/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 28/6. Dữ liệu của Hải quan Nhà nước Trung Quốc cho thấy tổng nhập khẩu trong tháng 7 đạt 8,67 triệu tấn, giảm 14,1% so với tháng 7 năm 2020. Nhập khẩu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cao hơn so với năm 2020, nhưng vẫn chỉ là 42,277 tấn. Trung Quốc báo cáo 7,88 triệu tấn đậu nành được nhập từ Brazil, giảm 3,7% so với năm 2020.
- Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12 giảm 3,27 cent xuống 56,65 cent/pound. Giá Dầu đậu tương kỳ hạn tương lai phiên này đã giảm hơn 5% do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) sẽ khuyến nghị giảm các quy định về pha trộn nhiên liệu sinh học ở quốc gia này trong năm 2021.
- Giá ngô giao tháng 12 phiên này giảm 13-3/4 cent xuống 5,37 USD/bushel, sáu khi có lúc xuống chỉ 5,32-1/2 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 26/7. Sự yếu kém theo mùa cộng thêm các báo cáo hôm thứ Sáu rằng EPA đã khuyến nghị Nhà Trắng giảm yêu cầu pha trộn nhiên liệu tái tạo khi mức chính thức năm 2021 được công bố. Từ thứ Sáu đến thứ Sáu trong tháng Chín, điều đó có nghĩa là lỗ ròng 5,2%.
- Hợp đồng kỳ hạn tháng 9 CBOT Lúa mỳ đóng cửa ở mức $ 7,14 1/4, giảm 13 1/4 cent. Thu hoạch lúa mì của Pháp tăng 19% lên mức 91% tính đến hết ngày 16/8. FranceAgriMer báo cáo chất lượng thay đổi phù hợp với các cơn bão cuối mùa. Philippines đã đấu thầu quốc tế 280 nghìn tấn lúa mì thức ăn chăn nuôi. Pakistan cũng có mặt trên thị trường với 400 nghìn tấn lúa mì.
Nguyên liệu
- Giá Cà phê arabica kỳ hạn trên sàn New York giảm xuống thấp nhất trong 10 phiên do ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá chung của thị trường hàng hóa và giảm bớt lo ngai về mùa vụ của Brazil bởi tổn thất do băng giá có thể không nhiều như những ước tính ban đầu. Cà phê arabica giao tháng 12 phiên thứ Sáu kết thúc ở mức gần như không thay đổi so với phiên trước, ở mức 1,815 USD/lb, trong phiên có lúc giảm xuống mức thấp 1,7810 USD/lb. Cà phê robusta giao tháng 11 phiên này tăng 19 USD, tương đương 1,0% lên 1.882 USD/tấn.
- Giá Đường kỳ hạn tháng 10 giảm 0,21%, tương đương 1,1%, xuống 19,58 cent/lb, trong phiên có lúc giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần. Giá đường đang có sự điều chỉnh nhẹ sau khi đạt mức cao kỷ lục 4,5 năm, là 20,37 US cent/lb trong phiên 17/8 bởi dự báo sản lượng ở khu vực Trung Nam Brazil sụt giảm trong mùa này.
- Kết thúc phiên giao dịch, giá Cao su kỳ hạn tháng 1 trên sàn Osaka giảm 9,3 yên hoặc 4,1% yên xuống 215,5 yên/kg, tính chung cả tuàn giảm 3,2%.. Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm trong phiên thứ Sáu (20/8), tính chung cả tuần cũng giảm tuần đầu tiên trong vòng 4 tuần, sau khi dữ liệu từ Chính phủ Nhật cho thấy giá hàng hóa tăng trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đang tác động đến kinh tế nước này. Giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản trong tháng 7 đã thu hẹp tốc độ giảm hàng năm trong ba tháng liên tiếp, một dấu hiệu cho thấy lạm phát hàng hóa toàn cầu đang bù trừ phần nào áp lực giảm phát từ đợt giảm chi tiêu do đại dịch gây ra.
Kim loại
- Giá vàng biến động nhẹ trong phiên cuối tuần, đà tăng bị kìm hãm bởi USD mạnh lên, mặc dù sự lo ngại ngày càng tăng lên vè suy thoái kinh tế toàn cầu do số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến giúp củng cố nhu cầu đối với kim loại quý như một nơi trú ẩn an toàn. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.782,45 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 0,1% lên 1.784 USD/ounce.
- Giá đồng tăng trong phiên vừa qua, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 do lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới, khả năng Mỹ giảm kích thích kinh tế và số ca nhiễm Covid-19 tăng lên. Kết thúc phiên giao dịch, giá Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 1,8% lên 9.055 USD/tấn, hồi phục từ mức thấp nhất kể từ ngày 1/4 ở phiên liền trước – 8.894 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá kim loại được sử dụng rộng rãi trong ngành điện và xây dựng này đã mất hơn 5%.
- Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng nhẹ trong phiên cuối tuần sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm tuần thứ 5 liên tiếp do những bất ổn trên thị trường gia tăng bởi triển vọng nhu cầu yếu ở nước xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc. Hợp đồng Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 – giao dịch sôi động nhất – trên Sàn giao dịch Singapore phiên này cũng tăng 5,6% lên 137,85 USD/tấn, hồi phục từ mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng ở phiên liền trước, nhưng tính chung cả tuần cũng giảm.
- Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải phiên vừa qua cũng tăng 1,5%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,3%, tính chung cả tuần cả 2 loại đều giảm. Thép không gỉ phiên cuối tuần giảm 1,2%.
Năng lượng
- Kết thúc phiên thứ Sáu, giá Dầu Brent giảm 1,27 USD, tương đương 1,9%, xuống 65,18 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 4, tính chung cả tuần mất khoảng 8%. Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giao tháng 9 phiên này giảm 1,37 USD, tương đương 2,2%, xuống 62,32 USD/thùng, tính chung cả tuần mất hơn 9%.
- Đồng USD đạt mức cao nhất hơn 9 tháng so với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh tín hiệu đang xem xét việc giảm kích thích tài chính trong năm nay cũng góp phần làm giảm giá dầu, bởi giá mặt hàng này thường di chuyển ngược chiều so với USD, khi USD tăng làm cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua ở nước ngoài.
- Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm trong tuần này do giá khí đốt và dầu ở châu Âu giảm cho cuộc cạnh tranh về nguồn cung nhiên liệu ngắn hạn giữa hai châu lục dịu lại. Giá LNG trung bình đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 10 tại khu vực Đông Bắc Á tuần này ở mức khoảng 15,50 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), giảm 1,55 USD so với tuần trước; kỳ hạn tháng 9 vào khoảng 15,20/mmBtu.
- Giá khí đốt kỳ hạn tương lai ở Châu Âu cũng giảm sau khi Gazprom của Nga nâng dự kiến về lượng cung cấp cho châu lục này, ít nhất cũng giúp giá hạ nhiệt trong bối cảnh Châu Âu đang cố gắng gia tăng lượng dự trữ cho các kho đang ở mức thấp kỷ lục nhất trong một thập kỷ. Trung Quốc chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ kim loại công nghiệp trên toàn cầu. Dữ liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng ở nước này đã chậm lại trong những tháng gần đây.
- Giá than tại Trung Quốc đi ngang trong phiên vừa qua. Theo đó, than luyện cốc vững ở mức 2.287 CNY/tấn, trong khi than cốc giảm nhẹ 1% so với mức 2.875 CNY/tấn của phiên liền trước.
Tin tức thị trường
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 tăng trở lại mức 4442.4 điểm

Chỉ số hàng hóa Bloomberg: Giảm xuống mức 91 điểm

( Nguồn: Investing, Reuters, Tri thức trẻ , Barchart, Tradingview,… )