Quỹ đầu tư 186 tỷ đô của Nga bán phá giá tất cả tài sản bằng đô la
Sau một loạt các cuộc tấn công mạng doanh nghiệp mà các cơ quan tình báo Mỹ đổ lỗi cho các tác nhân của Nga, quỹ tài sản có chủ quyền của Nga (tên chính thức là Quỹ phúc lợi quốc gia) đã quyết định bán toàn bộ số đô la và tài sản bằng đồng đô la của mình để chuyển sang những đồng euro, nhân dân tệ – hoặc chỉ đơn giản là mua các kim loại quý như vàng, thứ mà ngân hàng trung ương Nga ngày càng ưu ái để dự trữ cho chính mình.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã đưa ra thông báo này vào sáng thứ Năm tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg hàng năm.
Ông giải thích rằng Điện Kremlin đang chuyển sang giảm mức độ tiếp xúc với tài sản của Mỹ khi Tổng thống Biden đe dọa sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sau các cuộc tấn công bằng ransomware mới nhất. Việc chuyển nhượng sẽ ảnh hưởng đến 119 tỷ USD tài sản lưu động, nhưng việc bán phần lớn sẽ được thực hiện thông qua Ngân hàng Trung ương Nga và nguồn dự trữ khổng lồ của nó, hạn chế tác động thị trường và giảm khả năng hiển thị chính xác những gì quỹ tài sản có chủ quyền sẽ mua.
Chỉ vài ngày trước, chúng tôi đã đưa tin rằng Quốc hội Nga vừa cho phép quỹ tài sản quốc gia mua vàng thông qua ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương báo cáo lượng nắm giữ của mình với độ trễ 6 tháng nên không thể xác định được lượng nắm giữ hiện tại của mình.
Dự trữ vàng của Nga đã làm lu mờ dự trữ đồng đô la của nước này vào năm ngoái mặc dù việc mua vàng đã ngừng lại. Điều này một phần là do sự gia tăng giá trị của lượng vàng nắm giữ cùng với sự gia tăng của giá vàng, và một phần là do các nỗ lực liên tục của ngân hàng trung ương nhằm giảm tài sản bằng đồng đô la.

Quỹ tài sản này hiện nắm giữ 35% tài sản thanh khoản của mình bằng đô la, trị giá khoảng 41,5 tỷ đô la, với số tiền tương tự bằng đồng euro và phần còn lại trải dài trên nhân dân tệ, vàng, yên và bảng Anh. Sau thay đổi mới nhất này, tài sản của quỹ sẽ được giữ 40% bằng euro, 30% bằng nhân dân tệ, 20% bằng vàng và 5% với mỗi đồng yên và bảng Anh.

Quỹ tài sản giữ các khoản tiết kiệm từ doanh thu dầu của Nga trên mức giá cắt và được sử dụng để giúp bù đắp sự thiếu hụt khi thị trường giảm xuống dưới mức đó. Cùng với tài sản kém thanh khoản, tổng giá trị của nó là 185,9 tỷ USD.
Cách đây vài năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng Washington đang vô tình đẩy nhanh quá trình phi đô la hóa bằng các biện pháp trừng phạt tài chính mạnh tay, buộc các đối thủ địa chính trị của họ phải giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh. Mới tháng trước, Nga đã đạt được một cột mốc quan trọng mới, theo đó ít hơn 50% hàng hóa xuất khẩu của nước này được thanh toán bằng đô la
Có vẻ như sau nhiều năm giảm dần sự phụ thuộc vào đồng đô la, Nga sắp tăng cường những nỗ lực đó theo cách mà Washington sẽ buộc phải lưu ý.
Điểm tin chính
Nông sản
- Giá đậu tương giảm 0.85% về mức 1549.25 cents/gia. Tồn kho đậu tương tăng mạnh lên mức cao nhất trong hơn 11 tuần do tốc độ nhập khẩu từ Brazil được đẩy mạnh đã là yếu tố tạo áp lực lên giá trong phiên hôm qua. Tuy nhiên, tình trạng khô hạn kéo dài ở Brazil trong vài tháng qua đã dẫn tới việc mực nước sông giảm xuống và gây cản trở cho các hoạt động xuất khẩu tại nước này. Thông tin này đã giúp hạn chế đà giảm của đậu tương.
- Dầu đậu tương tiếp tục là mặt hàng biến động mạnh nhất thị trường nông sản với mức giảm mạnh 2.17%, xuống mức 68.85 cent/pound bất chấp Brazil vừa thông báo tỉ lệ pha trộn nguyên liệu sinh học bắt buộc tăng trở lại mức 13%. Giá khô đậu tương cũng giảm xuống mức 391.6 USD/tấn, thấp hơn 0.61% so với phiên trước đó do mức tồn kho ở Trung Quốc tăng lên.
- Ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tiếp tục giảm mạnh 1.93%, xuống mức 662.00 cent/gia. Sản lượng ethanol tăng nhẹ trong báo cáo của EIA và thông tin hãng tư vấn Datagro cắt giảm sản lượng ngô vụ 2 của Brazil đã là những yếu tố khiến giá tăng lên vào đầu phiên. Tuy nhiên, lực bán kĩ thuật ở vùng 680 chiếm ưu thế và đà tăng mạnh của đồng Dollar đã ép giá quay đầu giảm xuống khi kết phiên.
- Lúa mì kết phiên cũng giảm 1.64%, về mức 676.25 cent/gia. Mức giảm này được lí giải bởi điều kiện thời tiết đang rất thuận lợi cho lúa mì vụ mới tại Nga bên cạnh áp lực giảm chung từ các mặt hàng nông sản khác. Số liệu về khối lượng lúa mì xuất khẩu trong tháng 4 của Australia đạt mức cao nhất trong 10 năm qua đã phần nào hạn chế đà giảm của giá.
Nguyên liệu
- Giá Arabica giảm mạnh 2.2% xuống mức 157.60 cent/pound chủ yếu do áp lực chốt lời từ giới đầu cơ khi các hoạt động vận tải được nối lại một phần ở Colombia. Thời tiết được dự báo sẽ có mưa trở lại ở khu vực miền nam Brazil trong vài ngày tới, cũng góp phần giảm bớt lo ngại về thời tiết hạn hán trong suốt thời gian vừa qua. Mức giảm mạnh của giá Arabica cùng với nguồn cung gia tăng tại đảo Java của Indonesia trong thời gian tới cũng đẩy giá Robusta giảm xuống khỏi vùng hỗ trợ quan trọng 1600.
- Đối với giá Đường, thời tiết thuận lợi ở miền nam cùng với đồng Dollar mạnh lên là các yếu tố gây áp lực chính trong phiên hôm qua. Đà tăng của giá dầu thô chững lại cũng khiến giá đường mất đi lực hỗ trợ quan trọng. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE giảm 0,25 US cent tương đương 1,4% xuống 17,43 US cent/lb. Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London giảm 4,9 USD tương đương 1,1% xuống 459,6 USD/tấn.
- Giá cao su tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên trong 5 phiên, sau số liệu cho thấy tốc độ tiêm chủng virus corona tăng, điều này có thể thúc đẩy nền kinh tế và nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp. Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Osaka tăng 3,5 JPY tương đương 1,5% lên 241,1 JPY/kg.
- Giá dầu cọ tại Malaysia tăng lên mức cao nhất 2 tuần, theo xu hướng thị trường nông sản toàn cầu tăng do lo ngại về thời tiết tại Mỹ và thông tin nước mua dầu thực vật hàng đầu – Ấn Độ – có thể cắt giảm thuế nhập khẩu, nhằm giảm giá thị trường nội địa. Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 58 ringgit tương đương 1,42% lên 4.150 ringgit (1.007,28 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 4,1% lên mức cao nhất kể từ ngày 20/5/2021. Tính đến nay, giá dầu cọ giảm khoảng 6% kể từ mức cao kỷ lục trong ngày 12/5/2021.
Năng lượng
- Giá dầu thô giảm không đáng kể trong ngày hôm qua sau khi Báo cáo Tồn kho hàng tuần của EIA. Cụ thể, giả dầu WTI giảm 0.03% trong khi giá dầu Brent giảm khoảng 0 06%.
- Báo cáo của EA cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm mạnh 5.1 triệu thùng trong tuần vừa rồi khi công suất lọc dầu tăng lên mức kỷ lục 88.7%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020. Tuy nhiên, tồn kho xăng tăng lần đầu tiên trong 3 tuần và tồn kho nhiên liệu chưng cất giảm lần đầu trong 2 tháng gợi ý nhu cầu không tăng quả cao như dự đoán đã làm hạn chế đà tăng của dầu thô.
- Bên cạnh đó, Dollar Index tăng trở lại cũng gây sức ép lên giá đầu, khi USD tăng trở lại làm gia tăng chi phí cho các khách hàng nắm giữ ngoại tệ khác, giảm sức hấp dẫn của dầu. Trong khi đó, Nga đang muốn gia tăng thêm sản lượng để giữ thị phần toàn cầu. Theo đó, nước này có kế hoạch khai thác các giếng dầu chưa khai thác sau khi thỏa thuận với nhóm OPEC+ hết hạn. Công ty dầu mỏ lớn thứ 2 của Nga kỳ vọng OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 500,000 thùng trong tháng 8
Kim loại
- Các mặt hàng kim loại quý đồng loạt giảm mạnh, Bạc giảm 2.58% còn 27.477 USD/ounce, Bạch kim cũng đóng cửa với mức giảm 2.53% còn 1162.5 USD/ounce. Diễn biến của cả hai mặt hàng kim loại quý khá tương đồng trong phiên hôm qua khi đồng loạt giảm rất mạnh ngay sau khi số đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu được Bộ Lao động Mỹ công bố. Các số liệu kinh tế tích cực làm cho giá trị đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt làm giảm giá trị nắm giữ của các mặt hàng kim loại quý.
- Đối với các mặt hàng kim loại cơ bản, giá Đồng tiếp tục giảm mạnh 2.8% về 4. 63 USD/pound, mức thấp nhất trong 6 tuần trở lại đây, do nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc và sự tăng giá của đồng USD. Giá Đồng giảm cũng kéo theo cổ phiếu của một loạt các mỏ khai thác Đồng giảm mạnh. Tại Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới – đồng CNY giảm phiên thứ 4 liên tiếp từ mức cao nhất 3 năm so với đồng USD, đã ảnh hưởng đến nhu cầu.
- Trái lại, Quặng sắt là một trong số các mặt hàng hiếm hoi của thị trường hàng hoá có thể nổi tiếp đà tăng trong phiên bản thảo hôm qua. Giả Quặng sắt tăng 1.37% lên mức 201 USD/tấn. Nhu cầu thép trên thị trường chưa có dấu hiệu giảm và việc Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào Australia – nguồn cung cấp Quặng sắt lớn nhất, có thể là nguyên nhân khiến cho chính sách hạn chế giá tăng của Chính phủ nước này chưa phát huy tác dụng.
Tin tức thị trường
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 giảm về mức 4192.9 điểm

Chỉ số hàng hóa Bloomberg: Giảm mạnh về mức 93.2 điểm

(Nguồn: Reuters, CNBC,Tradingview,Zerohedge,Mxvnews)
My brother suggested I might like this blog. He was entirely right.
This post truly made my day. You can not imagine just how much time I had spent for this information! Thanks!