Tin tức hàng hóa,ngày 13/5/2021

Những dấu hiệu lạm phát có thể khiến Fed thay đổi hướng đi?

Giá tiêu dùng Mỹ tăng lớn hơn dự kiến ​​đã khiến các nhà đầu tư cảnh giác cao độ về những dấu hiệu của áp lực lạm phát có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất.

Một số nhà đầu tư cho biết báo cáo chỉ số giá tiêu dùng được công bố hôm thứ Tư không đủ để thúc đẩy Fed thay đổi lộ trình của mình. Tuy nhiên, tin tức này làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế đang tiến tới lạm phát cao hơn kéo dài, đã làm chao đảo các thị trường.

Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đã kết thúc giảm khoảng 2% mỗi (.SPX) sau báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ, cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0,8% trong tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2009. Bài đọc “cốt lõi”, không bao gồm chỉ số nhóm thực phẩm và năng lượng biến động tăng 0,9%.

Các nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý của họ đến các báo cáo kinh tế sắp tới có thể lấp đầy bức tranh lạm phát, đặc biệt là dữ liệu giá sản xuất của Mỹ cho tháng 4 vào thứ Năm. Các nhà kinh tế dự đoán lạm phát bán buôn sẽ tăng như hồi tháng Ba.

Doanh số bán lẻ tháng 4, số tồn kho sản xuất công nghiệp và kinh doanh sẽ được phát hành vào thứ Sáu.

Những người theo dõi lạm phát tự hỏi liệu sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 có đang bắt đầu hơi nóng hay không. Người Mỹ đang tiêm vắc xin chống lại coronavirus và nhiều bang đang dỡ bỏ các hạn chế đối với các doanh nghiệp. Các cuộc kiểm tra kích thích đã được gửi đến các hộ gia đình đủ điều kiện vào tháng 3, giúp thúc đẩy nhu cầu.

LẠM PHÁT MẠNH MẼ?

Một số người tham gia thị trường lưu ý rằng phản ứng của Kho bạc đối với báo cáo CPI là nhẹ hơn so với chứng khoán, cho thấy các chuyên gia theo dõi lãi suất không dự đoán Fed sẽ thắt chặt.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 7,1 điểm cơ bản lên 1,695% vào cuối ngày thứ Tư sau khi tăng lên 1,697%, cao nhất kể từ ngày 13 tháng 4.

Lo lắng về khả năng tăng lạm phát và lãi suất đã ảnh hưởng đến một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trưởng gần đây.

Xem xét các tàu chở dầu nước ngoài cung cấp nhiên liệu trong nước

Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT) đang đánh giá xem liệu các tàu chở dầu của Mỹ có thể đáp ứng nhu cầu nhiên liệu khẩn cấp do Đường ống Thuộc địa ngừng hoạt động hay cần tàu nước ngoài để giúp lấp đầy khoảng trống.

Chính quyền Biden-Harris đang liên tục đánh giá tác động của sự cố Đường ống Thuộc địa đang diễn ra đối với nguồn cung cấp nhiên liệu cho Bờ Đông và đang theo dõi tình trạng thiếu hụt được báo cáo ở các vùng của Đông Nam

Một trong những nguồn lực đó là đội tàu chở dầu nội địa của Hoa Kỳ, trong đó có 57 chiếc, theo dữ liệu mới nhất từ ​​Cục Hàng hải Hoa Kỳ (MarAd). Nếu MarAd xác định rằng không có đủ năng lực để di chuyển các nguồn cung cấp nhiên liệu cần thiết, chính quyền sẽ xem xét từ bỏ Đạo luật Jones, cho phép các tàu nước ngoài bước vào.

Đạo luật Jones yêu cầu các tàu di chuyển giữa các cảng của Hoa Kỳ phải được đóng, gắn cờ và có thủy thủ đoàn tại Hoa Kỳ.

Điểm tin chính

Nông sản

  • Giá đậu tương tăng 1.72% lên mức 1642.50 cent/gia. Việc nông dân tại cả Brazil và Argentina đang hạn chế hoạt động bán hàng của họ làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung.Trong khi đó, tồn kho cuối niên vụ 2020/21 của Mỹ trong báo cáo Cung – cầu mới nhất không thay đổi so với báo cáo trước, khác với mức dự đoàn giảm của thị trường. Tại Nam Mỹ sản lượng đậu tương niên vụ 2020/21 của Brazil và Argentina không thay đổi đáng kể so với báo cáo trước và mức dự báo của thị trường. Điều này cho thấy đà tăng của giá đậu tương trong những phiên gần đây có phần hơi thái quá
  • Giá khô đậu tương tăng 0.4% lên mức 448.8 USD/tấn Mỹ trong khi giá dầu đậu tương tăng mạnh 2.47%, lên mức 66.40 cent/pound. Mực nước thấp trên sông Parana tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá của hai mặt hàng nông sản này. Tuy nhiên, dầu đậu tương đã tăng mạnh hơn do chịu tác động từ đà tăng của giá dầu cọ.Điều này cũng đã hạn chế phần nào đã tăng của giá khô đậu tương
  • Giá ngô giảm 1.04% về mức 714.75 cent/gia. Trong báo cáo Cung – cầu, USDA đã giảm dự báo sản lượng ngô niên vụ 2020/21 của Brazil về mức 102 triệu tấn, thấp hơn so với mức 109 triệu tấn trong báo cáo trước và mức 103.05 triệu tấn dự đoán trung bình của thị trường. Tuy nhiên, đây không còn là điều gây ngạc nhiên đối với các nhà đầu tư sau khi một số hãng tư vấn và cơ quan chính phủ Brazil đã cắt giảm sản lượng ngô của nước này trong những ngày trước. Trong khi đó, tồn kho ngô toàn cầu cuối niên vụ 2020/21 trong báo cáo tháng 5 cao hơn so với mức dự đoán trung bình của thị trường đã làm giảm lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới.
  • Giá lúa mỳ giảm mạnh 1.62% về mức 729.75 cent/gia. Việc tồn kho lúa mỳ cuối niên vụ 2020/21 của Mỹ được dự báo ở mức 872 triệu giạ cao hơn nhiều so với mức dự đoán trung bình của thị trường và vượt ra khỏi khoảng dự đoán 827 – 862 triệu giạ đã là yếu tố gây bất ngờ cho thị trường và tạo áp lực lên giá. Mức tăng trong dự báo tồn kho này chủ yếu được lý giải bởi mức giảm của số liệu xuất khẩu điều kiện so với báo cáo trước.

Nguyên liệu

  • Giá Arabica giảm mạnh 2.4% về 146.50 cent/pound, kéo theo giá cà phê Robusta giảm 1.17% về 1514 USD/tấn. Theo Rabobank, sản lượng cà phê tại một số khu vực của Brazil sẽ cao hơn so với những dự báo trước. Kết hợp với đồng Real giảm trở lại sau 5 phiên tăng liên tiếp đã gây sức ép lớn lên giả cà phê trong phiên hôm qua
  • Giá đường thô đóng cửa giảm 1.44% về 17.84 cent/pound. Tuy nhiên đây sẽ chỉ là phiên giảm điều chỉnh do trong trung hạn, khả năng cao giá đường sẽ giữ vững xu hướng tăng. Tại Brazil, lo ngại về sản lượng ngô vụ 2 đang đẩy giá ethanol lên cao. Điều này cũng sẽ khiến một số nhà máy tại đây lựa chọn sản xuất ethanol thay cho đường và tạo áp lực lên nguồn cung đường tại nước xuất khẩu đường số 1 thế giới.
  • Giá cacao tăng mạnh 2.07% lên mức 2517 USD/tấn. Tại Bờ Biển Ngã, tình trạng mất điện đang khiến cho hầu hết các nhà máy sản xuất ca cao phải hoạt động với khoảng 25 – 50% công suất thông thường. Điều này trước tiếp ảnh hưởng đến mức sản lượng dự kiến và làm gia tăng lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung trong ngắn và trung hạn.
  • Giá bông tăng nhẹ 0.55% lên 88.23 cent/pound kết thúc chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Trong cả phiên hôm qua, giá bông tiếp tục dao động trong khoảng hẹp 85.00 – 86.50. Số liệu trong báo cáo Cung – cầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, tồn kho bông cuối niên vụ 2020/21 của nước này thấp hơn gần 1 triệu kiện so với báo cáo trước chủ yếu do xuất khẩu tăng đã là yếu tố chính giúp lý giải cho việc giá bông đóng cửa với sắc xanh.

Năng lượng

  • Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/05, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng. Giá dầu thô WII tăng 1.23% lên 66.08 USD/thùng trong khi giá dầu thô Brent tăng 1.12% lên 69.32 USD/thùng. Việc các tổ chức lớn trên thế giới có cái nhìn tích cực về thị trường trong năm nay đã giúp tâm lý của các nhà đầu tư ổn định hơn. OPEC và EIA đều đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm 2021, ngay cả khi đại dịch tiếp tục hoành hành ở Ấn Độ, làm giảm nhu cầu nhiên liệu tại đây.
  • Bên cạnh đó, báo cáo tồn kho từ EIA cũng hỗ trợ đà tăng một phần. EIA cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần trước giảm nhẹ 04 triệu thùng xuống 484.7 triệu thùng. Tuy nhiên tồn kho xăng lại tăng 0.4 triệu thùng nên giá không thể bứt phá ở thời điểm báo cáo được công bố. Giá xăng RBBOB tăng 0.99% lên 2 1610 USD/gallon nhờ đà tăng của dầu thô.
  • Trong khi đó giá khí tự nhiên tăng 0 47% lên 2.969 USD/mmBtu do dự báo thời tiết lạnh hơn, làm tăng nhu cầu sưởi ấm

Kim loại

  • Giá bạc giảm 1.53% xuống 27.244 USD/ounce trong khi giá bạch kim giảm 12.3% xuống 1225.9 USD/ounce. Giá kim loại quý đã phải chịu nhiều áp lực từ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong tháng trước CPI của Mỹ tăng 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái cao hơn nhiều so với dự báo ở mức 3.6% Đây là mức cao nhất ghi nhận kể từ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008. Báo cáo này đã khiến cho lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng mạnh làm giảm nhu cầu đối với các mặt hàng không đem lại lãi suất nắm giữ.
  • Giá đồng giảm nhẹ 0.55% xuống 4.7360 USD/pound do áp lực chốt lời.
  • Trong khi đó giá quặng sắt tiếp tục tăng 2.84% lên 227.34 USD/tấn do tình trạng thâm hụt nguồn cung thép tại Brazil. Theo AcoBrazil, nhu cầu thép trong nước đã vượt quá nguồn cung kể từ giữa năm 2020 và từ đó đến nay tổng thâm hụt đạt 981,000 tấn. Do đó, giá thép của Brazil đã tăng mạnh lên mức cạo hơn 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin tức thị trường

Chứng khoán Mỹ: S&P 500 giảm mạnh gần 100 điểm, xuống mức 4058 điểm

Chỉ số hàng hóa Bloomberg: Giữ ở mức 93.9 điểm

(Nguồn: CNBC , Reuters,zerohedge, MXVnews, Tradingview,…)

Please follow and like us:
Phương Nam

About Phương Nam

Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư - Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866

View all posts by Phương Nam →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *